Nhiều người sẽ mang theo nỗi lo sợ mỗi khi đến mùa nồm ẩm bởi những ảnh hưởng mà nó gây ra không hề nhỏ. Dưới dây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về nồm là gì và cách hạn chế những ẩm mốc mỗi khi mùa nồm đến.

Contents
Giải thích hiện tượng nồm là gì?
Nồm là gì hay hiện tượng trời nồm là gì chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc? – Nồm là hiện tượng thời tiết khá đặc biệt, chỉ xảy ra ở các địa phương miền Bắc nước ta trong thời gian cuối Đông, đầu Xuân.
Trong khoảng thời gian từ tháng 2 – tháng 4, hơi nước trong không khí thường bị ngưng tụ và đọng lại thành giọt sương trên các bề mặt nền, tường nhà và các đồ vật khác. Đây chính là tác nhân gây ẩm ướt và có tác hại không hề nhỏ đến sức khoẻ con người cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của các đồ vật trong nhà.
Có thể nói, nồm cũng là nguyên nhân chính khiến nấm mốc xuất hiện và phát triển, khiến các công trình xây dựng ở vùng nhiệt đới nóng ẩm gió mùa bị han rỉ.
Vậy gió nồm là gì? – Gió nồm là gió thổi từ biển vào, mang theo hơi nước và đi vào đất liền. Gió nồm là gió từ phía Đông Nam Việt Nam, thường xuất hiện vào mùa hè, khiến cho không khí trở nên mát mẻ hơn trong thời tiết nóng nực.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng nồm là gì?

Hiện tượng nồm đã được các nhà khoa học nghiên cứu và lý giải nguyên nhân cụ thể, rõ ràng. Đó là do thời tiết mùa này có những đợt không khí lạnh và khô kéo dài nhiều ngày, làm cho nền nhiệt độ bề mặt nền, sàn nhà hạ xuống thấp hơn.
Tiếp theo là những đợt gió nồm mang theo không khí ẩm và hơi nước từ biển thổi vào đất liền. Khi khối không khí này có nhiệt độ điểm sương tương đối cao, trong lúc nhiệt độ mặt nền, mặt sàn vẫn còn thấp, thậm chí có khi còn thấp hơn cả nhiệt độ điểm sương của không khí, vì chưa thể tăng để cân bằng kịp thời với nhiệt độ không khí. Như vậy, hiện tượng đọng sương sẽ xảy ra.
Tùy theo độ chênh lệch nhiệt độ giữa mặt nền với nhiệt độ điểm sương của không khí mà mức độ nồm sẽ xảy ra nhiều hay ít. Nhiệt độ mặt nền càng thấp so với nhiệt độ điểm sương thì hiện tượng đọng sương càng nhiều, thậm chí là ướt sũng nước.
Hiện tượng nồm sẽ kéo dài tuỳ theo từng mùa, thường mỗi đợt sẽ kéo dài từ một vài ngày đến cả tuần lễ. Nó sẽ kết thúc khi có gió lạnh và khô từ phía Bắc thổi về. Mỗi năm có thể xảy ra vài ba đợt nồm hoặc có thể nhiều hơn tuỳ theo thời tiết hành năm.
Ảnh hưởng của trời nồm là gì?
Trời nồm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó kéo theo biết bao hệ luỵ về con người và đồ vật trong gia đình.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Vi khuẩn phát triển mạnh đã khiến cho con người khó tránh khỏi sự xâm nhập của chúng đến cơ thể. Các căn bệnh thường xuất hiện nhất với con người đó là đau khớp, đau tim, ho và đau đầu hay những căn bệnh hay bị đau lại khi thay đổi thời tiết.
Nhất là đối với người già và trẻ nhỏ, khi sức đề kháng không đủ mạnh để chống lại các vi khuẩn có hại. Thời tiết lạnh, ẩm thấp ảnh hưởng đến sự bài tiết mồ hôi, khiến cho lỗ chân lông bị tắc, gây nên cảm giác đau nhức, mệt mỏi, ngứa ngáy khó chịu và ngột ngạt.
Độ ẩm tăng cao còn khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi. Thêm vào đó, khi hơi nước đọng lại trên các vật dụng nhà bếp, nếu không được vệ sinh sạch sẽ còn có nguy cơ gây nên các bệnh ngộ độc thực phẩm, bệnh ngoài da hay dị ứng cấp.
Ảnh hưởng đến nhà cửa

Không thể không nhắc đến hiện tượng nhà cửa bị ẩm ướt, thậm chí là thấm nước hoặc rò nước, nhất là khu vực cầu thang, cửa kính, nền nhà,…mỗi khi đến mùa ẩm mốc.
Nếu nhà bạn không được thiết kế chống thấm, chống ẩm tốt thì khi trời nồm, góc trần nhà sẽ bị ẩm mốc, nặng hơn là mọc rêu và gây lở vữa, sơn,…Đặc biệt nhất là những ngôi nhà lát nền gỗ, sẽ khiến cho sàn gỗ bị ngấm nước trong thời gian lâu dài không khô, gây mốc và giảm chất lượng gỗ, thậm chí là gây bong tróc mặt chống thấm.
Những vật dụng khác trong gia đình như các đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp, gỗ ép nếu không có cách bảo quản hiệu quả thì rất có thể sẽ phải bỏ đi.
Các đồ vật bằng vải bị mốc
Bên cạnh những ảnh hưởng trên, thì các đồ vật như quần áo, chăn màn,…sẽ rất khó khô sau khi giặt. Đôi khi, những loại vải dày lâu khô sẽ bị bốc mùi khó chịu và xuất hiện các vết mốc.
Tủ quần áo của gia đình cũng vì vậy mà không tránh khỏi sự ẩm mốc. Nếu mặc hay dùng các đồ vải bị ẩm có thể gây nên viêm da, gây ngứa ngáy rất khó chịu.
Cách khắc phục tốt nhất khi trời nồm là gì?
Nếu như bạn còn đang thắc mắc trời nồm nên làm gì, vậy thì hãy thực hiện những phương pháp mà chúng tôi kể đến dưới đây.
Đóng kín tất cả các cửa trong phòng
Khi thời tiết nồm, sàn nhà bị đọng nước, cộng thêm sự ngột ngạt, khó chịu sẽ khiến nhiều người nghĩ rằng mở cửa sổ sẽ thoải mái hơn, làm cho nhà khô hơn. Nhưng các bạn sẽ không biết rằng hành động này lại là nguyên nhân khiến cho nhà mình ngày càng ẩm ướt hơn.
Khi gió lùa vào nhà cũng sẽ mang theo hơi ẩm vào trong, sẽ càng làm cho nhà bạn vốn đã ẩm lại càng ẩm hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế mở cửa, bật những thiết bị làm mát khác để giữ cho ngôi nhà giảm độ ẩm xuống, giúp khô ráo hơn.
Lau nhà thường xuyên bằng giẻ khô
Bạn còn đang phân vân không biết có nên lau nhà thường xuyên để làm khô sàn nhanh chóng hay không? Vậy thì đừng ngại ngần mà làm việc này, bởi việc đóng cửa nhà, cùng với lau nhà bằng giẻ khô sẽ khiến cho độ ẩm bên trong giảm bớt, nhà cũng nhanh khô hơn rất nhiều.
Sử dụng các vật liệu hút ẩm
Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ hút ẩm sàn nhà, giúp cho ngôi nhà của bạn luôn được khô ráo và sạch sẽ. Nếu như gia đình bạn không có điều kiện trang bị những thiết bị thông minh, bạn có thể để một chậu than củi nhỏ ở trong phòng để có thể làm phòng ấm lên, hút bớt hơi nước trong nhà.
Chú ý, chỉ để chậu than củi trong phòng khi không có ai, để tránh ngạt khói, hoặc bị các vấn đề về sức khỏe khi hít phải khói than.
Ở những khu vực chung như cửa ra vào và khu vực công trình phụ, bạn có thể đặt một vài tờ báo cạnh thảm lau để hỗ trợ hút ẩm nhanh chóng nhất. Đây là cách khử ẩm hiệu quả bởi không phải gia đình nào cũng chuẩn bị đủ thảm lau để thay thế liên tục trong những ngày nồm ẩm.
Sử dụng máy hút ẩm không khí
Máy hút ẩm không khí được coi là thiết bị dành cho mùa nồm ẩm ở miền Bắc. Máy có tác dụng chính là làm khô không khí, hút và lọc không khí ẩm. Sau đó, thực hiện thẩm thấu vào các hạt hút ẩm, khi các hạt này chứa đủ nước thì hệ thống sấy sẽ tự động làm khô các hạt này và tiếp tục chu trình hút ẩm.
Các thiết bị hút ẩm sẽ giúp không khí trong phòng bạn khô thoáng hơn nhưng vẫn duy trì được độ ẩm cần thiết cho da.

Hạn chế giặt quần áo
Trong những ngày nồm ẩm, tốt nhất bạn nên hạn chế giặt quần áo tại nhà nếu như không thực sự cần thiết. Lý do là bởi sau khi giặt xong, quần áo cũng sẽ rất lâu để có thể khô hoàn toàn. Và nếu như bạn phơi quần áo ở nơi khuất gió, ít gió hoặc phơi trong nhà thì hơi nước trên quần áo là cách giảm độ ẩm trong phòng hữu hiệu.
Ưu tiên giặt máy ở chế độ vắt cực khô và hạn chế sử dụng nước xả vải trong thời gian này để tránh quần áo vừa lâu khô lại vừa có mùi khó chịu. Nếu như bạn có điều kiện hơn thì có thể mang quần áo ra ngoài hàng để giặt, như vậy sẽ không sợ quần áo bị ẩm mốc và có mùi khó chịu nữa.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được nồm là gì và những cách hạn chế nồm ẩm trong nhà của mình. Nếu như bạn thấy bài viết này thực sự hữu ích, đừng quên chia sẻ và theo dõi các bài viết các từ kienthucmaymoc.com.