Trượt đại học nên làm gì? Hiện nay quan niệm phải đỗ đạt đại học lớn thì mới tương lai mới thành công và thuận lợi được tuy đã không còn quá phổ biến nhưng vẫn gây ảnh hưởng tới tâm lý của rất nhiều bạn học sinh. Hãy tham khảo những điều nên làm khi trượt đại học dưới đây của chúng tôi nhé!
Contents
- 1 Trượt đại học nên làm gì?
- 1.1 Ổn định lại tâm trạng bản thân
- 1.2 Lấp đầy đầu óc bằng những suy nghĩ tích cực
- 1.3 Nhận lời khuyên từ những người xung quanh
- 1.4 Trượt đại học nên làm gì – Lập kế hoạch cho tương lai
- 1.5 Ôn tập để thi lại
- 1.6 Đi du học
- 1.7 Trượt đại học thì làm gì – Học chương trình cao đẳng hoặc trung cấp
- 1.8 Học nghề
- 1.9 Tìm kiếm thông tin về phương án mình lựa chọn
- 1.10 Thực hiện hóa kế hoạch của mình
- 1.11 Làm gì khi trượt đại học – Quyết tâm
Trượt đại học nên làm gì?
Ông bà ta vẫn nói “Học tài thi phận” không phải ai cũng đủ may mắn để thành công vượt “vũ môn”. Và điều đó hoàn toàn không đồng nghĩa với việc cánh cửa tương lai của các bạn đóng lại.
Ổn định lại tâm trạng bản thân
Bạn buồn một chút là điều đương nhiên thôi, không ai có thể cấm bạn buồn được. Đặc biệt nếu kết quả không phản ánh nỗ lực của bạn. Nếu bạn cảm thấy cần thiết, bạn có thể khóc vì khóc giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Không chỉ vậy, bạn cũng cần học cách đối mặt với sự thật và đừng trốn chạy. Không sao đâu, bạn vẫn là bạn như trước với đầy đủ tính cách tốt. Kết quả kỳ thi không khiến bạn thay đổi và cũng chẳng thể khiến người khác thay đổi cách nhìn của mọi người xung quanh về bạn.
Bạn có thể bị bố mẹ la mắng một chút hoặc bị bạn bè nhìn với vẻ lo lắng. Thế nhưng những hành động đó cũng chỉ xuất phát từ sự quan tâm của họ đối với bạn nên đừng cảm thấy quá căng thẳng và mệt mỏi vì điều này nhé!
Tìm kiếm những điều khiến bạn có thể giải tỏa và ổn định lại cảm xúc. Bạn có thể chọn đi chơi xa một chuyến, rời khỏi thành phố lớn xô bồ, định hướng lại bản thân và tìm kiếm điều mà bản thân mình đang muốn hướng tới.
Lấp đầy đầu óc bằng những suy nghĩ tích cực
Sau khi ổn định lại tinh thần, hãy hướng tới những suy nghĩ tích cực. Không ai có thể thành công trong tất cả các kỳ thi, ngay cả những người vĩ đại, điều quan trọng là họ vượt qua như thế nào.
Những nhà khoa học như Einstein hay Thomas Edison cũng từng bị nhận xét là nghịch ngợm và bất tài. Thế nhưng họ đã chứng minh cho cả thế giới rằng họ đã tài giỏi tới thế nào.

Chính vì vậy mà không có kỳ thi nào có thể quyết định được cuộc đời bạn, thứ quan trọng chính là cách bạn chấp nhận và vượt qua những thất bại như thế nào. Chính vì vậy, hãy cố gắng tích cực nhất có thể để hướng tới tương lai.
Nhận lời khuyên từ những người xung quanh
Người thân và bạn bè xung quanh là những người có thể giúp bạn rất nhiều trong việc định hướng lại bản thân. Bạn có thể tìm tới những ai từng trượt đại học nhưng đã thành công vượt qua “thất bại đầu đời” và thành công.
Họ sẽ đưa ra được những lời khuyên vô cùng hữu ích và thực tế. Hãy trân trọng những kinh nghiệm mà họ truyền tải tới bạn nhé!

Trượt đại học nên làm gì – Lập kế hoạch cho tương lai
Sau khi bạn đã có một tinh thần ổn định và những lời khuyên từ những người xung quanh, hãy tiến hành lập một kế hoạch đứng hướng cho tương lai. Xác định ưu và nhược điểm của mình để có thể tối ưu hóa khả năng phát triển của mình.
Bạn có thể cải thiện yếu điểm của mình ra sao, củng cố điểm mạnh thế nào. Những khả năng mà bạn đang có sẽ phù hợp với công việc nào? Bạn dự định hướng nghề nghiệp tới công việc như thế nào.
Việc lập một kế hoạch càng chi tiết về tương lai với những thời gian cụ thể và không để bản thân mình nhàn rỗi sẽ khiến bạn có thể tập trung toàn lực vào sự phát triển của bản thân. Một vài định hướng phổ biến thường gặp có thể tới như:
Ôn tập để thi lại
Có một vài yếu tố khách quan và cả chủ quan mà bạn không thể tham gia kỳ thực hoặc kết quả đã không thể hiện được khả năng của bạn và bạn muốn tiếp tục theo đuổi nghiệp học hành.
Hãy sử dụng một năm bị bỏ lỡ này để ôn tập lại và phấn đấu cho kỳ thi tiếp theo. Đừng quên tranh thủ thời gian này để học thêm những kiến thức mới và tranh thủ tham gia những hoạt động xã hội để có thêm trải nghiệm nhé!

Không chỉ vậy, trong thời gian này bạn có thể xin làm một vài công việc khác nhau để trải nghiệm để tìm ra nghề nghiệp phù hợp với mình.
Đi du học
Đi du học cũng là một phương án được nhiều người lựa chọn bởi bạn có thể đồng thời trải nghiệm một môi trường sống và phong cách giáo dục mới. Phương án này có thể đem tới nhiều lợi ích cho bạn vì những kinh nghiệm mới mẻ mà nó có thể đem đến.
Bạn có thể học được nhiều kỹ năng mềm khi du học bởi chương trình học chủ động và nghiêng nhiều về thực hành. Hiện nay vẫn có rất nhiều công ty, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm hơn đối với những hồ sơ đã từng du học tại nước ngoài.
Trượt đại học thì làm gì – Học chương trình cao đẳng hoặc trung cấp
Nếu bạn cảm thấy vẫn muốn theo học nhưng không muốn ôn tập thêm một năm nữa thì chương trình cao đẳng hay trung cấp cũng là một sự lựa chọn không tồi, nhất là với những bạn muốn theo đuổi các ngành nghề không có tính học thuật cao như du lịch – dịch vụ lữ hành, nhà hàng khách sạn, công nghệ cơ khí, …
Thời gian học ngắn hơn, lượng kiến thức lý thuyết ít hơn so với đại học những thời gian thực hành lại nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều trường cao đẳng và trung cấp có các chương trình liên kết quốc tế và kết nối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của bạn sẽ tương đối rộng mới khi tham gia chương trình học này.
Học nghề

Nếu bạn không có định hướng làm công việc học thuật, văn phòng mà muốn tập trung vào học kỹ thuật thì hãy lựa chọn học nghề. Phần lớn thời gian học tập sẽ là thực hành thay vì lý thuyết khô khan. Chính vì vậy mà bạn có thể nhanh chóng thạo nghề và đi làm để theo đuổi sự nghiệp
Tìm kiếm thông tin về phương án mình lựa chọn
Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn nếu chịu khó tìm kiếm thông tin. Bạn nên tìm kiếm dựa trên các từ khóa về khóa học mà bạn cho rằng sẽ phù hợp. Lập bảng so sánh các thông tin bạn tìm được bao gồm: chuyên ngành, bằng cấp sẽ có, học phí, truyền thống – uy tín, thời gian học. Chọn từ 3-5 giải pháp, không nên nhiều hơn và không nên ít hơn.
Bạn không nên quá tin tưởng vào những thông tin trên mạng hay những lời quảng cáo hoa mỹ, tốt nhất nên tìm gặp dăm ba người còn đang học tại nơi bạn định học để đảm bảo thông tin chính xác.
Bạn có thể đến tận nơi và dễ dàng lấy thông tin. Nên tránh những nơi chất lượng thấp vì nó sẽ chỉ khiến bạn thêm chán nản và thất vọng. Cần xác định mục tiêu học tập là kiến thức và kỹ năng. Người ta thành công nhờ khả năng làm việc và bằng cấp chỉ là tấm vé vào cửa.

Thực hiện hóa kế hoạch của mình
Nếu bạn có ý định theo các chương trình khác ngoài đại học, hãy chú ý tới các điều kiện nhập học để chuẩn bị kỹ càng. Có thể phải làm nhiều thủ tục nên bạn cần chuẩn bị nhiều bản sao công chứng các loại giấy tờ như bằng tốt nghiệp THPT, học bạ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, ảnh chân dung.
Kiểm tra lại một lần nữa về nơi bạn định học. Đáng tiếc là ở Việt Nam nhiều nơi đào tạo kém chất lượng nên sinh viên ra trường không làm được việc.
Bạn không nên lãng phí thời gian, tuổi trẻ, tiền bạc của bố mẹ vào những nơi như vậy. Bạn có thể biết rất nhiều thạc sĩ tốt nghiệp mà không có việc làm hoặc trả lương thấp hơn nhiều so với một công nhân lành nghề.

Làm gì khi trượt đại học – Quyết tâm
Khi đã hoàn thành kế hoạch định hướng tương lai của bản thân, hãy thực hiện nó một cách thật quyết tâm. Tương lai là do bạn quyết định và hãy hạnh phúc khi được là chính mình. Không bao giờ có sự công bằng tuyệt đối trong cuộc sống.
Dù may mắn hay đen đủi, bạn cũng không thể thay đổi được. Nếu bạn không thể tự quyết định điều gì có thể xảy ra, hãy tự quyết định kiến thức, kỹ năng và yêu cầu của lực lượng của bạn.
Hy vọng bài viết trên đây của kienthucmaymoc.com đã giúp bạn xác định được khi trượt đại học nên làm gì. Kết quả của một kỳ thi không thể khiến bạn trở thành kẻ thất bại. Chính vì vậy mà hãy lạc quan lên và cố gắng quyết tâm vì một tương lai phía trước bạn nhé!