Tục ngữ là gì? Tìm hiểu các hình thức & phân loại tục ngữ

Tục ngữ là một trong những thể loại văn học gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Việt nam, nhất là những người lao động. Vậy tục ngữ là gì? Hãy cùng kienthucmuaymoc.com tìm hiểu sâu hơn về thể loại văn học dân gian này nhé!

Tục ngữ là gì?

Theo định nghĩa chung, tục ngữ là một thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có vần nhịp dễ nhớ và dễ lưu truyền.

Tục ngữ là gì
Tục ngữ là gì?

Bên cạnh đó, rất nhiều người cũng đã đóng góp thêm ý kiến của mình về định nghĩa của tục ngữ như: Tục ngữ là những sáng tác dân gian ngắn gọn, với đơn vị là câu, nội dung ghi lại những điều quan sát được từ tự nhiên, con người và xã hội, kinh nghiệm sống và những lời khuyên răn. Và có thể coi tục ngữ là một thể loại triết lý trong dân gian  – Ông Chu Xuân Diên

Đồng quan điểm với ông, ông Đỗ Bình Trị đưa ra ý kiến rằng: Tục ngữ là những câu nói chắc gọn, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm về từ nhiên, con người và xã hội của nhân dân. Những sáng dân gian nhỏ nhất cũng kết tinh hầu như toàn bộ kho tàng kinh nghiệm của nhân dân suốt mấy ngàn năm

Còn theo giáo trình ĐHSP năm 1978 lại cho rằng: Tục ngữ là những câu nói thường ngắn gọn, có vần, nhịp điệu hoặc không, đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất, đấu tranh xã hội, cuối cùng là rút ra một chân lý phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lý, phong tục của nhân dân.

Tổng quát lại rằng: khối lượng tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam được nhân dân lao động sáng tác và tích lũy từ rất lâu đời và vô cùng đa dạng, phong phú. Nó tạo cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân và ngôn ngữ văn chương một hình thức biểu hiện súc tích và có tính khái quát cao.

Phân loại tục ngữ dân gian

Tục ngữ phản ánh những quan điểm nhận định rõ ràng của nhân dân trong lao động, sản xuất và các hiện tượng tự nhiên, xã hội,…Tục ngữ được chia làm 2 thể loại chính như sau:

Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất

Như đã nói đến trong định nghĩa ở trên, tục ngữ hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Nó phản ánh một số nét chính về điều kiện và phương thức lao động của nhân dân và đặc điểm đời sống dân tộc.

Tục ngữ thể hiện kinh nghiệm quý báu của ông cha ta về thời tiết
Tục ngữ thể hiện kinh nghiệm quý báu của ông cha ta về thời tiết

Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, còn chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết thì những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau đã trở thành một phần thiết yếu của của cuộc sống.

Nó giúp nhân dân lao động biết phán đoán những quy luật của thời tiết, chuẩn bị mọi thứ để đấu tranh với tự nhiên. Đồng thời nó còn để hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi con cháu vấp phải khó khăn hay trở ngại.

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm chứ chưa nhận định thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. Nhưng trong một bối cảnh nhất định thì những kinh nghiệm đó là trở nên vô cùng quý báu.

Sở dĩ tục ngữ nói về thời tiết và kinh nghiệm trong sản xuất chiếm số lượng lớn là bởi nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp lúa nước đã tồn tại và kéo dài cho đến ngày nay. Một mảnh đất đầy màu mỡ, cái nôi hình thành của tục ngữ, đưa nội dung tục ngữ ngày một phát triển.

Ngoài ra, tục ngữ còn nhắc đến kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản, kinh nghiệm đánh bắt, nuôi tằm dệt vải, chọn giống gia súc,…

Tục ngữ ghi nhận lịch sử xã hội

Không chỉ đúc kết những kinh nghiệm quý báu về lao động sản xuất, tục ngữ Việt Nam còn là một kho tàng văn hoá, lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong tục ngữ, những ký ức còn sót lại về một thời đại nguyên thuỷ, ăn lông ở lỗ, được ghi lại một cách rất sinh động mà không hề tục tĩu, chê bai hay châm biếm.

Tục ngữ ghi lại cuộc sống nguyên thuỷ của loài người
Tục ngữ ghi lại cuộc sống nguyên thuỷ của loài người

Hơn nữa, tục ngữ còn nhắc lại những hiện tượng, sự  kiện lịch sử hào hùng một thời của dân tộc ta, những bước ngoặt về kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến nhân dân. Các anh hùng của dân tộc vẫn còn được ca ngợi hết lời không chỉ trong văn xuôi mà ngay cả những câu tục ngữ ngắn gọn cũng đã thể hiện một cách rõ ý nhất.

Ngoài ra, tục ngữ còn phản ánh đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó mà người đọc, người nghe đều cảm nhận sâu sắc nhất những tàn dư phong kiến, nỗi khổ của người dân đáng thương. Đồng thời thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của nhân dân và những quan hệ trong xã hội phong kiến.

Tục ngữ Việt Nam còn phản ánh những đặc điểm trong sinh hoạt gia đình và xã hội, trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Những thói quen sinh hoạt hàng ngày, những phong tục còn lưu truyền mãi đến ngày nay vẫn được công nhận.

Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian của dân tộc Việt Nam

Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm sống và lối sống của nhân dân ta, phản ánh những tư tưởng, đạo đức của con người, trong đó bao hàm cả những điều lớn lao hơn, đó là chính trị xã hội và tư tưởng triết học.

Tục ngữ đưa ra những lời khuyên răn về bản chất con người  
Tục ngữ đưa ra những lời khuyên răn về bản chất con người

Thể loại văn học dân gian này đã thể hiện thành công chủ nghĩa nhân đạo chân chính của nhân dân lao động, thể hiện trước hết ở những quan niệm về con người.

Đề cao giá trị con người, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người như cần cù, chịu thương chịu khó, tương thân tương ái, lạc quan, yêu đời,…Thông qua đó là bộc lộ truyền thống của nhân dân bằng những nhận xét, suy ngẫm sâu sắc về hiện thực xã hội. Đôi khi là những suy nghĩ, nhân thức có tính chất duy vật tự phát.

Tóm lại, nếu ca dao được ví như cây đàn muôn điệu của tâm hồn thì tục ngữ lại được ví như túi khôn dân gian, là kho báu của trí tuệ nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng nhất của tục ngữ đó là thông qua những câu chữ ngắn gọn để truyền bá kinh nghiệm đời sống.

Chủ đề mà tục ngữ nhắc đến rất rộng, báo quát hầu hết các lĩnh vực trong đời sống thực tại. Có thể nói rằng: ở bất cứ đâu có nhân dân thì có kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm:
Ca dao là gì? Tổng hợp các chủ đề về ca dao Việt Nam

Các hình thức nghệ thuật trong tục ngữ

Những đặc điểm trong nghệ thuật của tục ngữ đã biểu hiện một cách tập trung mọi đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam

Mối liên kết chặt chẽ giữa hình thức và nội dung

Những kinh nghiệm, tư tưởng của dân gian được cô đọng lại trong những câu tục ngữ. Mỗi câu tục ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, thậm chí còn có khuynh hướng rút gọn một cách tối đa nhất. Và trong quá trình lưu truyền từ đời này qua đời khác, nó còn được rút ngắn thêm, nên ngày nay, có rất nhiều phiên bản khác nhau về một câu tục ngữ.

Một ví dụ về câu tục ngữ đã được rút gọn
Một ví dụ về câu tục ngữ đã được rút gọn

Vì tục ngữ được hình thành và sử dụng chủ yếu trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nên tính ứng dụng của nó rất cao. Tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ lưu truyền. Thường trong một câu tục ngữ sẽ thể hiện hai ý nghĩa khác nhau đó là nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong nghĩa bóng sẽ bao quát cả hàm ý sâu xa nào đó, hay còn gọi là bài học rút ra được từ đó. Nó lồng ghép vào trong từng chữ trong câu, tuy ngắn gọn nhưng những câu tục ngữ đều thể hiện rất rõ những triết lý của ông cha ta để lại.

Vì vậy, tục ngữ đã góp phần thêm sâu sắc, diễn đạt ý một cách tốt nhất những điều khó diễn đạt hoặc không thể nào diễn đạt thành lời nói. Tục ngữ đã trở thành kho tàng trí tuệ của quần chúng nhân dân mà ở đó, chỉ một dung lượng nhỏ nhưng vẫn nhắc đến vấn đề cần truyền tải lại là một thử thách của sự sáng tạo.

Hình tượng được nhắc đến trong tục ngữ

Tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng lại khơi gợi nhiều ý tưởng phong phú, sâu sắc bởi tính cụ thể của những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những hình ảnh đó được sử dụng để đúc kết và khái quát hoá những nhận xét cụ thể thành phương châm, chân lý sống. Nhờ đó mà tục ngữ dễ đi vào trong ký ức của người đọc, người nghe.

Trong cách diễn đạt, hình tượng của tục ngữ đều được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…Và hầu như, những hình ảnh đó cũng sẽ được liên tưởng tức thì, mà đôi khi, cách nói dài dòng diễn đạt lại khiến người nghe khó hiểu và khó nhớ.

Một số câu tục ngữ, người nói và người nghe chỉ muốn truyền đạt và tiếp nhận nghĩa bóng của nó. Sự phong phú về nét nghĩa nói lên tính chất tiềm ẩn về ngữ nghĩa của tục ngữ dân gian là rất lớn.

Sự vần điệu và đối xứng các vế

Phần lớn, tục ngữ Việt Nam đều có vần. Vần chính là chất kết dính giữa các yếu tố ngôn từ trong tục ngữ để làm thành những kết cấu vững chắc, làm cho chúng trở nên dễ nhớ hơn.

Cách gieo vần trong tục ngữ rất phong phú và đa dạng, ta có vần liền, vần cách. Nhịp cũng là yếu tố quyết định tới sự bền vững của tục ngữ. Nhịp xuất hiện trong đa số trường hợp các vế có số âm tiết đều nhau, tạo nên sự đối xứng giữa các vế.

Bên cạnh đó, cách cấu tạo cân đối hài hoà thể hiện qua nhiều hình thức cụ thể khác nhau như đối thanh, đối ý, đối cân và đối lệch. Ví dụ như câu tục ngữ

Thắng làm vua, thua làm giặc.

Ta thấy hiện tượng đối thanh ở đây là: thắng là thanh trắc, vua là thanh bằng, thua là thanh bằng, giặc là thanh trắc.

Còn đối ý của câu này đó là thắng –  thua, vua – giặc hoàn toàn trái ngược nhau

Đối xứng là câu tục ngữ này có 2 vế, mỗi vế đều có 3 âm tiết rất cân đối nhau.

Ngữ pháp trong câu

Nói đến kết cấu ngữ pháp trong câu tục ngữ, người ta đã chia thành nhiều loại, chủ yếu là dựa vào cấu trúc ngữ pháp của câu. Do đó, có câu tục ngữ lại tương đương như một câu đơn, có câu lại mang cấu trúc của một câu ghép. Nhưng dù cách phân chia này không phải là tối ưu nhất nhưng lại là cách tiếp cận tương đối bao quát những hình thức ngữ pháp phong phú của tục ngữ.

Cách phân chia như sau:

  • Tục ngữ 1 vế, chứa 1 phán đoán, được coi như một câu đơn
  • Tục ngữ chứa 2 vế, chứa 2 phán đoán, được sử dụng nhiều nhất
  • Tục ngữ chứa nhiều vế, thì trong đó cũng sẽ chứa đựng rất nhiều phán đoán khác nhau. Tuy nhiên nó lại không phổ biến bằng những câu tục ngữ ngắn gọn.

Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ, phần lớn đều mang nghĩa khẳng định. Tuy nhiên, để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm dày dặn hơn là nhờ sự khéo léo trong việc xây dựng các câu tục ngữ bằng cách suy luận dựa trên mối quan hệ giữa các vế.

Những mối quan hệ trong câu tục ngữ thường là:

  • Quan hệ tương đồng: giữa 2 vế được ngầm hiểu là có các từ ngữ so sánh ngang nhau: như, như thể, cũng là,…
  • Quan hệ tương phản: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao bằng,…
  • Quan hệ so sánh: giữa hai về thường có các từ ngữ so sánh: như, là, bằng,…
  • Quan hệ liệt kê: giữa các vế có các từ chỉ thứ tự: thứ nhất…thứ hai…
  • Quan hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ được ngầm hiểu qua: nếu…thì…
  • Quan hệ nhân quả: những từ chỉ sự tất yếu như: tất phải, đương nhiên,…

Đôi nét về tục ngữ mới

Từ sau Cách mạng tháng Tám, nhiều câu tục ngữ mới đã được ra đời. Những câu này thường được hình thành trên cơ sở cải biên những câu tục ngữ cũ cho phù hợp với hoàn cảnh. Đồng thời nó còn khơi dậy tinh thần chiến đấu chống lại kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm, không quản gian khổ để đấu tranh.

Cho đến ngày nay, tục ngữ vẫn không ngừng được đổi mới. Bên cạnh những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm vẫn còn được áp dụng thì vẫn còn một số câu không còn phù hợp với quá trình lao động nữa. Đó là bởi sự thay đổi thời tiết thất thường, sự biến đổi khí hậu, ảnh hưởng từ nguồn nước, sự cải tiến trong trồng trọt, chăn nuôi,…

Bên cạnh đó, một vài người trong xã hội đã lạm dụng những câu tục ngữ khuyên răn mọi người để cố tình đi châm biếm một người khác. Cách sử dụng này không hề dùng với ý nghĩa ban đầu của tục ngữ mà còn làm ảnh hưởng đến bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam

Cách phân biệt tục ngữ với thành ngữ

Thành ngữ, tục ngữ đều là những câu nói ngắn gọn nhưng làm sao có thể phân biệt được nó. Dưới đây là cách phân biệt thành ngữ, tục ngữ đơn giản nhất.

Về hình thức thể loại

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị một ý nghĩa nhất định

Thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng chưa phải là một câu hoàn chỉnh

Nhìn chung, tục ngữ và thành ngữ đều có thể có vần hoặc không. Nhưng nếu nó có vần thì vần trong thành ngữ là vần lưng, còn tục ngữ lại là vần liền và vần cách.

Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

Về nội dung trong câu

Tục ngữ diễn tả hoàn chỉnh một ý nghĩa nào đó được nhắc đến trong câu, thường là đúc kết kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, các hiện tượng trong đời sống sinh hoạt của người dân,…

Còn thành ngữ mang ý nghĩa nhất định nhưng phải liên kết với các thành tố khác nhau để tạo thành câu mang ý nghĩa cụ thể. Thành ngữ thường là những đánh giá, thể hiện những tính cách, quan điểm sống của người dân về một vấn đề nào đó.

Thành ngữ thường chỉ tồn tại như một vế đứng trong câu, còn tục ngữ lại hoàn toàn có thể đứng độc lập để biểu thị ý nghĩa.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà kienthucmaymoc.com chia sẻ tới các bạn về tục ngữ và các thể loại trong tục ngữ. Chắc hẳn các bạn đã tìm được câu trả lời cho mình về tục ngữ là gì phải không nào? Hy vọng các bạn sẽ phân biệt được tục ngữ với các thể loại văn học tương tự nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *