Dòng điện xoay chiều là gì? Nó được tạo ra bằng cách nào? Hoặc công thức tính dòng điện xoay chiều 1 pha, 3 pha là gì? Đây là khái niệm mà không phải ai cũng nắm rõ, mặc dù ta sử dụng nó mỗi ngày. Vì vậy trong bài viết sau, chúng tôi sẽ làm rõ những thông tin trên để các bạn tìm hiểu về dòng điện quen thuộc này.
Contents
Dòng điện xoay chiều là gì?
Dòng điện xoay chiều chính là dòng điện có chiều, cường độ biến đổi theo thời gian và những thay đổi đó thường lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện này thường được tạo ra từ các thiết bị phát điện xoay chiều. Bên cạnh đó, dòng điện này cũng được biến đổi từ nguồn điện 1 chiều.

Nguồn xoay chiều còn được gọi là AC – viết tắt của Alternating Current. Chính vì thế, dòng điện này còn được gọi là dòng điện AC. Ký hiệu của dòng điện xoay chiều thường là dấu “~”.
Một số điều cần biết về dòng điện AC là gì?
Chu kỳ và tần số
- Chu kỳ của dòng điện xoay chiều là khoảng thời gian mà nó lặp lại vị trí cũ. Chu kỳ được tính theo đơn vị s, ký hiệu là T và được tính theo công thức: T = 1/F.
- Tần số của dòng điện xoay chiều chính là số lần lặp lại trạng thái cũ trong 1 giây. Tần số được tính theo đơn vị Hz, ký hiệu là F và được tính theo công thức: F = 1/T.
Tìm hiểu tác dụng của dòng điện xoay chiều là gì?
- Tác dụng quang: Trên thực tế, điện năng được chuyển hóa thành quang năng nhằm tạo ra ánh sáng phục vụ con người. Đồng thời, hệ thống đèn chiếu sáng cũng được nâng cấp tạo ra sự đa dạng cho tác dụng quang học của dòng xoay chiều. Ngoài việc chiếu sáng thông thường, nó còn được sử dụng để trang trí. Đó thường là hệ thống đèn phức tạp, những cụm đèn nhiều màu, nhấp nháy,…

- Tác dụng từ: Như đã tìm hiểu, từ trường là điều kiện cần có để tạo ra dòng điện xoay chiều. Do đó, ta không thể không nhắc đến những tác dụng từ mà dòng này mang lại. Bạn sẽ nhận thấy rõ hiện tượng này khi đưa 1 đinh sắt vào gần cuộn dây điện. Khi đó, đinh sẽ bị hút và bám vào cuộn dây.
- Tác dụng nhiệt: Điện năng có thể làm các vật dẫn nóng lên một mức nhiệt nhất định. Bạn sẽ thấy tác dụng này thông qua các loại bếp điện, như bếp hồng ngoại chẳng hạn. Ngoài ra, đèn sưởi, lò sưởi thông minh cũng được thiết kế dựa trên tác dụng này.
Cách tạo ra dòng điện xoay chiều là gì?
Sau khi đã tìm nắm được khái niệm dòng điện AC là gì? Nhiều bạn bắt đầu tìm hiểu về cách tạo ra dòng điện này. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nhé!
Với dòng điện này, bạn có thể tạo ra theo 2 cách đơn giản như sau:
- Cách thứ nhất, bạn cho nam châm chạy xung quanh 1 cuộn dây dẫn kín.
- Cách thứ hai, bạn cho cuộn dây dẫn kín quay xung quanh từ trường của nam châm.

Dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha có điểm khác nhau nào?
Về dòng điện xoay chiều 1 pha
Với dòng này thì trong mạch điện sẽ có 2 dây nối với nguồn điện. Đồng thời, chiều hướng của dòng điện trong mạch sẽ biến đổi nhiều lần. Sự biến đổi đó tùy thuộc vào tần số của nguồn điện ở trong mạch.
Một ví dụ vô cùng quen thuộc đó là dòng điện 220V mà ta đang sử dụng tại gia đình. Các hộ gia đình trên cả nước đều được cung cấp dòng điện AC 1 pha với 2 dây là dây pha và dây trung tính.
Về dòng điện xoay chiều 3 pha
Trong mạch điện xoay chiều, nó giống như 3 đường điện 1 pha có cùng 1 dây chung tính. Đồng thời, chúng chạy song song với nhau. Do đó, trong sinh hoạt thường ngày bạn sẽ thấy hệ thống điện có 4 dây. Trong đó gồm có 3 dây nóng với 1 dây lạnh.
Công thức tính dòng điện AC là gì?
Công thức tính dòng điện 1 pha
Công thức tính công suất điện 1 pha dùng trong dân dụng là: W = P . t
Trong đó:
- W là điện năng tiêu thụ, đơn vị là J.
- P là công suất của mạch điện, đơn vị là W.
- t là thời gian sử dụng điện, đơn vị là s.
Ví dụ: Một máy lạnh không inverter có công suất tối đa là 920W, mỗi ngày sẽ tiêu thụ:
W = 920W x 24h = 22.080 (W) = 22,080 (kWh)
Theo đó, ta có thể hiểu rằng máy lạnh chạy liên tục trong 1 ngày sẽ tiêu tốn hết 22 kWh. Tuy nhiên, máy lạnh thường được cài nhiệt độ khi bật, cho nên khi đủ nhiệt nó sẽ có quá trình nghỉ ngơi.

Công thức tính dòng điện xoay chiều 3 pha
Dòng điện xoay chiều 3 pha có công thức tính là: P = 3 . pf . I . V
Trong đó:
- P là ký hiệu công suất dòng điện, đơn vị là W.
- pf là hệ số công suất, thường từ 0,85 – 1.
- V là điện áp, đơn vị là V.
- I là dòng điện, đơn vị là A.
Ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của sự phát triển của hệ thống điện đối với phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó là điều kiện tiên quyết để các thiết bị điện hoạt động. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều đối với cuộc sống trong phần dưới đây.
Ứng dụng của dòng điện xoay chiều 1 pha
Dòng điện này chính là dòng điện sử dụng nhằm phục vụ các nhu cầu trong hộ gia đình. Cụ thể là dùng để chạy các thiết bị có công suất nhỏ và không hao phí nhiều điện năng. Ví dụ như tivi, quạt, đèn chiếu sáng, tủ lạnh, máy sấy tóc,…
Ứng dụng của dòng điện xoay chiều 3 pha
Điện xoay chiều 3 pha được dùng để truyền tải, sản xuất trong công nghiệp. Bởi quá trình này cần sử dụng các thiết bị điện công suất lớn nhằm khắc phục tình trạng hao tổn điện năng. Máy phát điện 3 pha sẽ tạo ra dòng điện 3 pha khỏe hơn 1 pha. Nó giúp cho hiệu suất hoạt động của máy móc được hiệu quả hơn. Vì thế, sử dụng máy phát điện 3 pha và dòng xoay chiều 3 pha là phương án an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin về dòng điện xoay chiều là gì? Nó đóng vai trò không thể thiếu đối với con người, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại. Mong rằng, những thông tin liên quan đến dòng điện AC trong bài sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho bạn.
>>>Xem thêm: Điện dung là gì? Đơn vị và công thức tính điện dung của tụ điện