Brief là gì? Cách viết Brief đầy đủ và hiệu quả

Brief hay creative brief là một khái niệm vô cùng thông dụng trong lĩnh vực Truyền thông – Marketing. Đây là một thuật ngữ mà chỉ dân trong ngành mới hiểu. Tuy nhiên nhiều người sẽ cảm thấy tò mò về ý nghĩa của từ này. Vậy bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm brief là gì nhé!

Brief là gì?

Brief là gì – là một từ tiếng Anh được sử dụng để chỉ một bảng mô tả tóm tắt về một công việc cụ thể được sử dụng để chỉ dẫn cho một cá nhân hoặc tập thể xác định. Định nghĩa này của từ điển Oxford cũng có nhiều nét tương đồng với ý nghĩa chuyên ngành Truyền thống – Marketing của từ này.

brief là gì?
Khái niệm Brief là gì?

Trong ngành Marketing thì Brief là bản tóm tắt về một sản phẩm, dự án mà bên Khách hàng cung cấp cho Agency trong quá trình làm việc. Bản tóm tắt này sẽ chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết được trình bày một cách ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm để Agency có thể nắm được những yêu cầu của Khách hàng về sản phẩm, dự án của mình.

Trao đổi Brief thường được xếp vào bước đầu tiên và có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình làm việc giữa Client và Agency. Chất lượng của bản Brief chính là yếu tố quyết định cho sự thành bại của dự án vì một bản Brief tốt sẽ giúp đội ngũ Agency nắm được ý tưởng cốt lõi và xác định được vùng sáng tạo của mình.

Phân loại Brief

Hiện nay trong lĩnh vực Truyền thông – Marketing lưu hành hai loại Brief cơ bản là:

  • Creative Brief: Đây là bản tóm tắt nội bộ được sử dụng trong đội ngũ Agency. Thông thường, tài liệu này sẽ được soạn thảo bởi Account sau khi đã trao đổi và thương lượng với Client về các yếu tố của sản phẩm, dự án. Các thành phần của team Sáng tạo (Creative team) bao gồm Content, Design, Media sẽ dựa trên bản Creative Brief để xây dựng các bản thảo và sản phẩm truyền thông theo yêu cầu.
creative brief là gì
Creative Brief là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc giữa Client và Agency
  • Communication Brief: Đây là bản tóm tắt nội dung trao đổi giữa Client và Account. Tài liệu này có thể bao gồm những mô tả và yêu cầu của Client và những định hướng tổng quát về sản phẩm, dự án được Account biên soạn để thương lượng với Client. Đây là một tài liệu quan trọng để đảm bảo công việc hợp tác của hai bên được diễn ra ổn định và hiệu quả.

Hướng dẫn cách viết một bản Brief tốt

Ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích

Đúng như định nghĩa của mình, Brief là một bản tóm tắt nên yếu tố chính cần chú ý khi viết Brief chính là giữ cho tài liệu này ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích nhất có thể. Nếu bạn trình bày quá dài, hai bên khó có thể nắm được trọng tâm yêu cầu và dẫn tới những sai hướng trong quá trình hợp tác. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài mẹo nhỏ giúp bạn giữ được bản Brief của mình luôn ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích nhé!

  • Hãy đặt ra những câu hỏi cốt lõi cần được giải quyết trong lần hợp tác này như: Mục tiêu của dự án này là gì? Đối tượng trọng tâm của dự án? Hướng đi để đáp ứng được mục tiêu của dự án?
  • Cố gắng giới hạn số lượng từ ngữ sử dụng để trình bày trong một đề mục
  • Chỉ ra mục tiêu và trách nhiệm cụ thể vào từng nội dung để xác định được những gì cần trình bày trong bản Brief.
mẹo viết brief hiệu quả
Bạn nên lên những đề mục trước khi bắt tay vào viết Brief để đảm bảo tính ngắn gọn và cô đọng

Giải thích mục tiêu của bạn là gì?

Nhiều công ty lớn hiện nay có sự hợp tác với nhiều Agency và thường xuyên dựa trên bản Brief cho cùng một vấn đề và lựa chọn Agency với giải pháp được cho là tốt ưu và phù hợp với sản phẩm, dự án của họ nhất.

Đây chính là yếu tố quan trọng nhất của bản Brief vì đây chính là phần mà bạn phải sử dụng lời lẽ, lập luận và tư duy chiến lược của mình để thuyết phục lý do tại sao Client nên phê duyệt kế hoạch lần này của bạn.

Bạn cần phải xác định cụ thể và suy tính thật kỹ lưỡng về chiến lược và mục tiêu của dự án. Cố gắng giải đáp các câu hỏi định hướng như:

  • Lý do bạn và Agency cần dự án này?
  • Thành quả nào mà bạn đang trông chờ ở dự án này?
  • Mục tiêu bạn đang hướng tới?
  • Những vấn đề bạn đang nhận thấy và hướng giải quyết?
  • Cách đo lường sự thành công của dự án này?
Có thể bạn quan tâm:
Nghề nghiệp là gì? Làm gì để định hướng nghề nghiệp

Liệt kê các bên liên quan chính

Việc liệt kê các bên liên quan trong dự án là một điều cần thiết để Client có thể nắm được các thông tin nhân sự, để họ xác định được những người cần liên hệ và chịu trách nhiệm cho dự án. Bạn nên liệt kê các nhân sự với nhiệm vụ tương ứng để họ không phải đoán xem nên liên hệ với ai trong lúc cần thiết.

Xác định đối thủ cạnh tranh

hướng dẫn cách viết brief
Một bản Brief dành cho chiến dịch #NIKE DO. của thương hiệu Nike

Một trong những điều cần làm trong quá trình xây dựng một bản Brief hoàn chỉnh chính là xác định đối thủ cạnh tranh. Việc xác định này có thể giúp bạn có được nhiều ý tưởng và định hướng cho việc xây dựng kế hoạch. Bạn có thể liệt kê những thông tin như bối cảnh cạnh tranh, các xu hướng và điều kiện phát triển hiện nay của thị trường.

Việc phân tích và so sánh với đối thủ giúp bạn tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của cả hai bên. Từ đó, tập trung vào điểm mạnh của Client đồng thời biến điểm yếu của đối thủ thành điểm mạnh mới, tạo động lực cho khách hàng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của mình.

Đặt một thời hạn hợp lý

Có nhiều yếu tố mà Client sẽ quan tâm khi đọc một bản Brief của Agency. Ngoài chiến lược, hiệu quả và khối lượng công việc, bạn cần phải đưa ra được những thời hạn hợp lý rõ ràng cho từng hạng mục để Client có thể nắm được quy trình của chiến dịch.

Chính vì vậy hãy cố gắng cân đối các thời hạn hợp lý cân bằng giữa nhu cầu của Client và khả năng cũng như khối lượng công việc của đội ngũ trong Agency.

Một ngân sách kinh tế

Một trong những yếu tố thu hút Client lựa chọn bản Brief của bạn nhất chính là ngân sách. Trên cương vị khách hàng, ai cũng muốn nhận được một sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành rẻ nhất có thể.

Chính vì vậy, bạn nên cố gắng cân đối để có được một ngân sách cân bằng nhất giữa các chi phí và yêu cầu của khách hàng. Đây chính là giai đoạn mà kỹ năng đàm phán của bạn được phát huy cao độ nhất. Chính vì vậy đừng ngại đàm phán với Client để có được một ngân sách hợp lý nhất cho cả đôi bên nhé.

các công đoạn viết brief
Luôn tính toán và dự tính những phát sinh trong quá trình viết Brief

Lưu ý đừng quên dự tính những phát sinh có thể xảy đến trong quá trình thực hiện dự án. Thị trường Truyền thông – Marketing luôn biến động hàng ngày nên việc kiểm tra thật kỹ càng và dự trù các chi phí phát sinh chắc chắn là một điều cần phải làm việc cẩn thận.

Hy vọng bài viết trên đây của kienthucmaymoc.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Brief là gì và cách để viết được một bản Brief hoàn chỉnh và hiệu quả. Nếu bạn muốn đọc thêm những nội dung tương tự, đừng quên thể hiện sự ủng hộ với chúng tôi bằng cách bình luận và chia sẻ các bài viết của Kiến thức máy móc tới bạn bè và người thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *