Catalytic Converter là gì, có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

Catalytic Converter là gì? Đây là bộ xúc tác khí thải, có vai trò quan trọng giúp làm giảm lượng khí thải độc hại ra bên ngoài môi trường. Bộ phận này được trang bị cho hầu hết các loại ô tô hiện đại, giúp làm giảm lượng khí thải độc hại ra bên ngoài môi trường.

Vậy Catalytic Converter là gì? Để có thêm hiểu biết về thiết bị này, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Catalytic Converter là gì?
Tìm hiểu Catalytic Converter là gì?

Catalytic Converter là gì?

Catalytic Converter là bộ chuyển đổi xúc tác khí thải (hay bộ lọc khí thải) có nhiệm vụ làm giảm thiểu lượng độc hại trong khí thải của ô tô như HC-hidrocacbon, CO, NOx… Thiết bị này giúp kiểm soát khí thải, có thể chuyển đổi các loại khí độc hại và các chất ô nhiễm bằng quá trình oxy hóa và phản ứng khử, ít ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn. Catalytic Converter hoạt động với động cơ đốt trong, sử dụng xăng hoặc diesel.

Bầu lọc khí thải Catalytic Converter được trang bị lõi lọc khí thải dạng tổ ong được làm bằng chất liệu Ceramic, kim loại. Chiếc lõi này được phủ thêm chất xúc tác hóa học bên trên, thường là kim loại quý hiếm như Platinum, Rhodium, Palladium… để có thể phản ứng với chất khí thải độc hại.

Bộ xúc tác khí thải – Catalytic converter được các chuyên gia đánh giá cao về độ bền bỉ. Tuy nhiên cần phải thường xuyên vệ sinh bộ phận này để đảm bảo giảm thiểu tối đa các khí bẩn trước khi thải ra môi trường. Nếu bộ phận này hoạt động không tốt, thì chiếc ô tô của bạn có thể sẽ bị hư hỏng nặng nề và chỉ có gara ô tô chuyên nghiệp và hiện đại thì mới có thể dễ dàng phát hiện ra lỗi.

Catalytic Converter là gì?
Bộ trung hòa khí thải trên ô tô (Catalytic converter)

Cấu tạo của bộ xúc tác khí thải

Khi đã biết được Catalytic converter là gì? thì chúng ta cần phải nắm được cấu tạo của bộ phận này. Theo đó, bộ lọc khí thải ô tô Catalytic converter gồm có 3 lớp:

  • Lớp xúc tác thứ nhất (the Reduction Catalyst): được làm từ platinum và rhodium có tác dụng làm giảm khí NOx.
  • Lớp xúc tác oxy hóa (the Oxidation Catalyst): lớp xúc tác này giúp làm giảm lượng hydrocacbon và carbon monoxide bằng cách đốt cháy chúng nhờ sử dụng chất liệu platinum và palladium.
  • Lớp cuối cùng đó là hệ thống kiểm soát lượng khí thải, sau đó sử dụng thông tin này để điều chỉnh hệ thống phun nhiên liệu của ô tô một cách chính xác. Bộ cảm biến không khí được đặt giữa bộ trung hòa khí thải và động cơ; giúp thông báo lượng không khí còn sót lại trong khí thải ra.

Cách kiểm tra bộ xúc tác khí thải – Catalytic converter

Dấu hiệu nhận biết lỗi của thiết bị trung hòa khí thải Catalytic converter là gì?

  • Công suất động cơ giảm đi đáng kể.
  • Có mùi trứng thối quanh xe.
  • Xuất hiện tiếng lộp bộp bên dưới xe.
  • Xe ô tô chết máy khi chạy cầm chừng.
  • Khói đen cũng là dấu hiệu cho sự tiêu hao nhiên liệu và bộ xúc tác gặp vấn đề.
Catalytic converter là gì
Catalytic converter xảy ra sự cố hư hỏng

Bộ xúc tác khí thải bị tắc nghẽn

Bộ lọc khí thải Catalytic converter bị tắc nghẽn khi công suất của động cơ ô tô giảm do lượng khí thải lưu thông qua bầu lọc chậm hơn, thậm chí còn bị dội ngược vào buồng đốt. Việc này khiến quá trình đốt cháy không còn hiệu quả.

Lúc này, bạn có thể tiến hành kiểm tra bằng cách nới lỏng bộ xúc tác khí thải ra khỏi đường ống xả hoặc cổ góp xả của ô tô. Nếu công suất tăng lên đột ngột thì bầu lọc khí thải đang bị kẹt. Sử dụng búa cao su gõ nhẹ Catalytic converter; nếu có tiếng kêu hoặc có sự dịch chuyển phía trong của bầu lọc thì cần thay mới bộ xúc tác khí thải Catalytic converter ngay.

Kiểm tra nhiệt độ của bộ lọc khí thải

Khi bộ bộ lọc khí thải Catalytic converter bị hỏng hoặc giảm hiệu suất thì đèn check engine sẽ sáng lên. Khi đèn sáng cần kiểm tra kỹ, nếu hỏng bộ lọc khí thải Catalytic thì mã lỗi sẽ là P0420 – P0424. Lúc này, bạn có thể dùng nhiệt kế điện từ chuyên dụng để kiểm tra nhiệt độ của bộ xúc tác khí thải theo các bước sau:

  • Khởi động xe và để xe chạy trong vòng 20 phút.
  • Đỗ xe trên nền phẳng, nếu nâng xe lên thì phải sử dụng con đội kê bên dưới.
  • Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ phía trước và phía sau bộ xúc tác và ghi lại kết quả.

Nếu nhiệt độ phía trước sẽ thấp hơn nhiệt độ phía sau, có nghĩa là bộ xúc tác khí thải – catalytic converter vẫn hoạt động tốt. Ngược lại, nhiệt độ trước sẽ cao bằng hoặc hơn nhiệt độ phía sau thì bộ xúc tác khí thải – catalytic converter đang gặp sự cố, không hoạt động.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiệt độ phía trước và phía sau cũng không thể cho bạn biết chắc chắn bộ lọc khí thải catalytic có bị hỏng hay không. Chính vì thế, bạn cần đưa xe ô tô tới các gara chuyên nghiệp để được kiểm tra một cách chính xác nhất.

Cách bảo vệ bộ xúc tác khí thải Catalytic converter

Vậy cách bảo vệ bộ lọc khí thải ô tô Catalytic converter là gì? Để giúp cho Catalytic converter luôn hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế bộ lọc khí thải thì bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh, chăm sóc bộ xúc tác khí thải Catalytic converter của ô tô bằng cách:

  • Thay thế bugi khi bị bám muội than, hay các điện cực bị ăn mòn.
  • Nếu xảy ra các vấn đề liên quan đến hệ thống đánh lửa cần sửa chữa ngay.
  • Sử dụng dầu bôi trơn và nhiên liệu phù hợp với động cơ ô tô để tránh hiện tình trạng bám muội than.
  • Thường xuyên bảo dưỡng ô tô để sớm phát hiện ra lỗi và có phương án khắc phục kịp thời.
Catalytic converter là gì
Bộ xúc tác khí thải trên ô tô cần được bảo vệ

Chắc hẳn qua những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn biết được Catalytic converter là gì và cách kiểm tra bộ xúc tác khí thải trên xe ô tô. Từ đó giúp quá trình xử lý chất thải độc hại của ô tô được đảm bảo; hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *