Chân thành hay trân thành? chân trọng hay trân trọng?

Trong tiếng Việt, việc viết đúng chính tả không phải là dễ dàng bởi do từng vùng miền sẽ lại có những đặc điểm phát âm khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chân thành hay trân thành, chân trọng hay trân trọng mới là đúng chính tả nhé.

Chân là gì? Trân là gì?

“Chân” là một từ có nhiều nghĩa, vừa là danh từ cũng có thể là một tính từ.

Cái chân
Cái chân

Khi là danh từ, chân có nghĩa là một bộ phận của cơ thể hoặc chỉ những bộ phận bên dưới cùng của vật, có tác dụng nâng đỡ cho vật đó.

Ví dụ: Chân trái, chân bàn, chân tháp.

Ngoài ra, từ chân còn được dùng để thể hiện tính chân thực của sự việc, biểu đạt một lời nói mang tính thẳng thắn, chính trực.

Ví dụ: Chân thật, chân chất, chân lý.

“Trân” là tính từ có ý nghĩa là sự quý giá, cao quý. Trong tiếng Việt, từ trân thường được dùng cho những trường hợp muốn biểu thị thái độ thành kính với người đối diện, hoặc một cá thể thật đặc biệt.

Trân trọng là gì?

“Trọng” là tính từ với ý nghĩa khi nói về những điều cần và nhất thiết phải làm, mang ý nghĩa đặc biệt đối với một ai đó.

Ví dụ: Quan trọng, tôn trọng.

Trân trọng
Trân trọng

Vậy nên chúng ta có thể hiểu trân trọng có ý nghĩa thể hiện thái độ thành kính của bạn với người đối diện.

Chân trọng hay trân trọng?

Vậy thì chân trọng hay trân trọng là đúng chính tả? Khi ghép chân và trọng thì ta thấy trong từ điển tiếng Việt không có cụm từ này, nó không mang ý nghĩa gì cả. Trân trọng mới là từ đúng.

Như đã nói ở phần trên, cụm từ “trân trọng” sẽ được sử dụng khi và chỉ khi trong một ngữ cảnh cần đến sự kính trọng, tôn kính. Khi dùng từ trân trọng chúng ta chỉ nên dùng cho các trường hợp gửi lời cảm ơn, tri ân hay là những lời mời, lời chào,… tới những người có vai vế lớn hơn hoặc với khách hàng.

Trân trọng mới chính là từ viết đúng chính tả

Ví dụ về việc sử dụng từ trân trọng:

– Trân trọng kính mời anh chị tới dự ngày vui của gia đình chúng em.

– Thật sự em rất trân trọng và cảm ơn anh vì đã luôn bên em những năm qua.

Chân thành là gì?

“Chân thành” có ý nghĩa là chân thật, thật thà, không gian dối. Từ chân thành được hiểu như sự trân trọng, hết lòng vì đối phương, không điêu ngoa lừa dối nhau, không hề vụ lợi lẫn nhau.

Chân thành
Chân thành

Vậy còn trân thành là gì? Đây là một từ bị viết sai chính tả. Nhiều người hay nhầm tưởng “trân thành” có nghĩa tương tự “trân trọng”, “trân quý” nên cũng có giống như “chân thành”. Nhưng thực tế thì “trân thành” hoàn toàn không có ý nghĩa gì và không thể dùng được trong giao tiếp và ứng xử. Tương tự với chân thật hay trân thật thì chân thật mới chính là từ viết đúng.

Chân thành hay trân thành?

Như vậy chúng ta có thể thấy là dùng “chân thành” trong ngôn ngữ hàng ngày hay trong văn viết mới là đúng.

Chân thành là từ viết đúng chính tả
Chân thành là từ viết đúng chính tả

Ví dụ về cách sử dụng từ chân thành:

  • – Anh ấy yêu tôi rất chân thành khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
  • – Chúng tôi chân thành chia buồn với bạn vì sự cố vừa rồi.

Tại sao chúng ta hay viết sai từ “chân” và “trân”?

Như vậy chúng ta có thể thấy là việc sử dụng chính xác chân thành hay trân thành, chân trọng hay trân trọng không hề khó, vậy nguyên nhân chính dẫn đến sai lầm khi viết những từ này là gì? Đó chính là cách phát âm riêng của mỗi vùng miền, dẫn đến việc phát âm sai chính tả. Khi một người phát âm sai sẽ rất dễ dẫn đến việc người đó viết sai theo đúng cách phát âm.

Sự nhầm lẫn giữa những từ này thường diễn ra ở miền Bắc. Khác với người miền Trung hay miền Nam thì người miền Bắc phát âm “tr” và “ch” tương đối giống nhau chứ không hề nhấn mạnh vào “tr”.

Ngoài ra chúng ta còn dễ bị sai nhiều cặp từ có cách phát âm giống nhau. Như những tỉnh miền Bắc các từ có âm “l” thường hay nhầm lẫn với “n”, âm “s” nhầm với “x”. Còn ở miền Nam thì mọi người thường hay nhầm các từ có âm “d” và “v”…

Để khắc phục tình trạng này không còn cách nào khác là chúng ta cần thường xuyên đọc sách, đọc những tờ báo có chất lượng để không còn lúng túng mỗi khi bắt gặp những từ giống nhau.

Trên đây là những chia sẻ của kienthucmaymoc.com nhằm giúp các bạn không bị nhầm lẫn giữa chân thành hay trân thành, chân trọng hay trân trọng. Chúc các bạn không còn viết sai chính tả để có thể tự tin hơn trong cuộc sống nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *