Cộng sinh là gì? Ý nghĩa, ví dụ về quan hệ cộng sinh

Giữa các sinh vật đang sinh sống trên khắp hành tinh có rất nhiều kiểu quan hệ khác nhau; trong đó có mối quan hệ cộng sinh. Vậy cộng sinh là gì? Có những kiểu cộng sinh nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mối quan hệ này nhé!

Quan hệ cộng sinh là gì?

Quan hệ cộng sinh hiểu đơn giản là kiểu quan hệ mà hai hay nhiều loài sống chung với nhau sẽ mang lại lợi ích cho nhau. Đây chính là một dạng quan hệ hỗ trợ khác loài trong quần xã bên cạnh với mối quan hệ hội sinh và quan hệ hợp tác. Điểm khác nhau là cộng sinh thì hai loài sẽ đều có lợi, còn các quan hệ hỗ trợ khác thì ít nhất một bên sẽ có lợi.

Cộng sinh - Cả hai cùng có lợi
Cộng sinh – tức là cả hai cùng có lợi

Cộng sinh là một hiện tượng rất dễ bắt gặp trong tự nhiên. Hiện tượng này góp phần làm nên sự đa dạng sinh học giữa các loài. Các loài bắt buộc phải sống chung với nhau chứ không thể tồn tại độc lập.

Hiện nay có 3 dạng hình thức cộng sinh phổ biến đó là: giữa thực vật với nấm hoặc vi khuẩn; giữa thực vật với động vật và giữa động vật với động vật.

Đặc điểm cơ bản của quan hệ cộng sinh đó là các loài không thể sống tách rời nhau. Ở đây các “đối tác” phải cung cấp các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của cả hai.

Ví dụ về cộng sinh

Vi sinh vật cộng sinh sống trong cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại

 Vi sinh vật cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật nhai lại

Vi sinh vật cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật nhai lại

Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng của động vật nhai lại sẽ tiết ra enzym xenlulaza giúp tiêu hóa xenlulozơ cung cấp cho cả hai và giúp cho việc tiêu hóa chất hữu cơ phức tạp trở nên đơn giản. Còn ở trong dạ múi khế, ruột non thì vi sinh vật cộng sinh này sẽ bị tiêu hóa. Nhờ đó mà cung cấp được nguồn protein quan trọng cho cơ thể của động vật.

Vi khuẩn lam Anabaena azollae và bèo hoa dâu

Cộng sinh giữa vi khuẩn lam Anabaena azollae và bèo hoa dâu
Cộng sinh giữa vi khuẩn lam Anabaena azollae và bèo hoa dâu

Bèo hoa dâu là loài dương xỉ và thuộc giống Azolla. Nó thường được dùng làm phân xanh và thức ăn cho gia súc ở một số nước châu Á. Vi khuẩn lam có thể cố định nitơ (đạm) để cung cấp cho bèo hoa dâu. Ngược lại bèo hoa dâu cung cấp đường cho vi khuẩn lam.

Ngoài ra thì có một số loài vi khuẩn lam khác có thể cộng sinh ở các nốt sần của cỏ ba lá. Mọi người có thể bổ sung thêm các chất hữu cơ cho đất, phân photpho và phân kali. Việc này sẽ tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lam. Từ đó giúp cung cấp được lượng nitơ dinh dưỡng cho cây trồng.

Cộng sinh giữa tảo và nấm

Tảo và nấm cộng sinh hay còn gọi là Địa y
Tảo và nấm cộng sinh hay còn gọi là Địa y

Địa y chính là tên gọi khác về sự cộng sinh giữa nấm và tảo. Các sợi nấm sẽ hút nước cũng như muối khoáng cung cấp cho tảo. Còn tảo có chất diệp lục, sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cả hai. Địa y rất phổ biến và chúng có thể sống được rất lâu. Nó có thể sống ở khu vực Bắc cực hay sa mạc. Địa y khi chết sẽ phân hủy thành đất và tạo lớp mùn có lợi cho thực vật phát triển. Ngoài ra thì nó còn được dùng làm phẩm nhuộm, nước hoa và ứng dụng trong y học.

Cá hề cộng sinh với hải quỳ

Quan hệ cộng sinh giữa cá hề với hải quỳ
Quan hệ cộng sinh giữa cá hề với hải quỳ

Với cấu tạo các xúc tu có tuyến nọc độc vừa giúp cho hải quỳ phòng thủ cũng như tấn công con mồi, vừa giúp tiêu hóa con mồi có kích thước lớn gấp nhiều lần. Cá hề có khả năng là loài duy nhất có thể kháng lại được độc tố này.

Hải quỳ sẽ là nơi trú ẩn cũng như đẻ trứng cho cá hề, tránh khỏi sự đe dọa và tấn công của các loài khác. Ngược lại thì phần thức ăn còn sót lại của cá hề sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt cho hải quỳ sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó là việc cá hề khuấy động khu vực nước giúp làm tăng thêm lượng oxy cần thiết cho hải quỷ.

Vậy loài giáp xác nào sống cộng sinh với hải quỳ? Bên cạnh việc hài quỳ và cá hề có quan hệ cộng sinh thì hải quỳ còn có mối quan hệ cộng sinh với tôm. Hải quỳ dựa vào tôm để di chuyển trong nước nên sẽ kiếm được nhiều thức ăn hơn. Còn với tôm thì hải quỳ sẽ giúp nó xua đuổi đi kẻ thù do có xúc tu chứa nọc độc.

Vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên nốt sần của cây họ Đậu

Cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium với nốt sần cây họ Đậu
Cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium với nốt sần cây họ Đậu

Ở trạng thái tự do thì loài vi khuẩn Rhizobium này cũng như cây họ Đậu đều không thể sử dụng trực tiếp được lượng nitơ ngoài môi trường. Nhờ vào cơ chế cộng sinh này mà vi khuẩn có thể cố định lượng nitơ cần thiết cho cây trồng. Còn cây trồng thì cung cấp các chất hữu cơ giúp cho vi khuẩn sinh trưởng.

Thực tế hiện nay người ta thường tiến hành trồng xen cây họ Đậu vào các cây khác để có thể cung cấp lượng đạm cho đất, cho cây. Bên cạnh đó có thể hạn chế được việc sử dụng phân đạm hóa học bổ sung, giảm thiểu chi phí cũng như bảo vệ môi trường.

Như vậy bạn đã hiểu được cộng sinh là gì rồi đúng không nào? Nhờ có sự cộng sinh mà rất nhiều loài sinh vật có thể tồn tại và thích nghi được với các điều kiện của hệ sinh thái. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiên nhiên mà chúng ta đang sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *