Ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương – Bạn đã biết chưa?

Ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử nước Việt Nam ta. Vậy bạn đã thực sự hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc giỗ của cả dân tộc chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngày lễ đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé!

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được gọi là Quốc giỗ bởi vì đây là ngày lễ dùng để tưởng nhớ công lao của Hùng Vương – người đã có công gây dựng đất nước. Theo như tập tục truyền thống, ngày Giỗ tổ được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm.

giỗ tổ hùng vương là giỗ vị vua nào
Đoàn người từ thập phương đổ về đền Hùng để tưởng nhớ vị vua đã có công dựng nước

Nếu bạn thắc mắc rằng Giỗ tổ Hùng Vương có được nghỉ không? Câu trả lời của chúng tôi là có vì đây là một trong những ngày nghỉ cố định trong năm do nhà nước quy định. Người lao động, công chức, cán bộ và học sinh sinh viên đều được nghỉ vào ngày này. Năm nay, Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào thứ tư, ngày 21/04/2021. Cả nước sẽ được nghỉ ngày này và tiếp tục học tập và làm việc bình thường trở lại vào thứ 5 ngày 22/04/2021.

Giỗ tổ Hùng Vương tổ chức ở đâu?

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Quần thể khu di tích Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Bởi vậy mà nhiều người còn có thói quen gọi ngày lễ này là Lễ hội Đền Hùng.

Nguồn gốc của ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Theo những ghi chép về lịch sử Giỗ tổ Hùng Vương thì truyền thống hương khói thờ các đời vua Hùng đã có từ rất sớm. Bắt đầu từ thời nhà Đinh cho tới Hậu Lê vẫn luôn duy trì truyền thống duy trì lễ bái tưởng nhớ công lao Hùng Vương và đã được công nhận là một ngày lễ lớn qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Thậm chí, Đinh Bộ Lĩnh còn chọn đúng ngày 10 tháng 3 để làm lễ lên ngôi.

ý nghĩa giỗ tổ hùng vương
Hình ảnh một vị quan triều Nguyễn tới đền Hùng để dâng lễ ngày 10/3

Sau này tới thời vua Khải Định đã ký công văn ấn định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc giỗ và phải được cử hành “quốc tế”. Cứ tới ngày lễ này các quan văn võ phải mặc phẩm phục tới đền Hùng để cúng bái. Các chính phủ lâm thời sau này của Việt Nam cũng đều công nhận đây là một trong những ngày lễ chính thức với những nghi lễ được tổ chức long trọng.

Ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam. Một trong những nét tiêu biểu nhất chính là đại diện cho văn hóa “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam. Những người con Việt Nam dù đang sinh sống trên mảnh đất hình chữ S hay đang ở nơi xa xứ cũng luôn một lòng hướng tới cội nguồn của dân tộc. Đây chính là thời gian để những người con Lạc Hồng có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên dân tộc.

Không chỉ vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nhiều đời này của dân tộc ta với cốt lõi là ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức thường niên vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm tại đền Hùng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2012, tín ngưỡng này đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Các nghi lễ trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng Vương được chính thức tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trước thời điểm diễn ra lễ hội hàng tuần người dân Phú Thọ đã tổ chức những hoạt động bên lề với những phong tục tập quán truyền thống vô cùng thú vị như đâm đuống của dân tộc Mường tại địa phương hay các hội ca, trang trí và rước kiệu.

lời chúc ngày giỗ tổ hùng vương
Các nghi lễ trong Giỗ tổ Hùng Vương đều được cử hành vô cùng trang trọng

Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được chia thành hai phần và đều được cử hành cùng lúc vào chính hội mùng 10 tháng 3 là phần lễ và phần hội.

Phần lễ

Phần lễ của ngày 10 tháng 3 sẽ bao gồm hai phần nhỏ là Lễ rước kiệu vua và Lễ dâng hương.

Lễ rước kiệu sẽ bao gồm nhiều đoàn rước đến từ những làng lân cận. Các đám rước đều được chuẩn bị long trọng với rất nhiều cờ hoa trang trí . Những đoàn rước sẽ xuất phát từ dưới chân núi và lần lượt đi qua các đền và cuối cùng là lên tới đền Thượng. Khi đoàn rước lên tới đây, các nghi lễ dâng hương tiếp theo sẽ do những già làng và các bậc chức sắc trong làng tiếp quản.

Lễ dâng hương diễn ra trong toàn bộ ngày chính hội mùng 10 tháng 3. Đây chính là thời điểm để cho những người hành hương tới đây bày tỏ lòng thành kính với vị Hùng Vương đã gây dựng nên nước Việt. Trong ngày này, lượng người tới hương khói ở Đền Hùng là rất lớn, có thể lên tới hàng chục nghìn người.

Phần hội

Phần hội chính là hình ảnh ngày giỗ tổ Hùng Vương được nhiều người thích thú tham gia nhất. Tới đền Hùng vào ngày chính hội, bạn sẽ được tham gia và chứng kiến nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những cuộc thi hát xoan, loại hình nghệ thuật độc đáo chỉ có riêng ở Phú Thọ phục vụ đời sống văn nghệ của người dân địa phương. Những cuộc thi rèn luyện sức khỏe và thể chất khắc như thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi.

10/3 là ngày gì
Hát Xoan là một trong những hoạt động được nhiều người yêu thích khi tới dự lễ tại đền Hùng

Phần hội không giống như phần lễ chỉ diễn ra trong ngày chính hội mà được trải dài từ ngày 1 tới 10 tháng 3 âm lịch. Bởi vậy bạn có thể lựa chọn một thời điểm thích hợp để tận hưởng và hòa mình vào không gian văn hóa dân tộc tại nơi đây nhé!

Trên đây là bài viết của chúng tôi giới thiệu về những thông tin bạn nên biết về ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Nếu bạn muốn cập nhật thêm những thông tin bổ ích và lý thú khác về đời sống thì đừng quên ghé thăm website Kiến thức máy móc mỗi ngày nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *