Truyện đồng thoại là gì lớp 6? Những truyện đồng thoại Việt Nam hay cho trẻ em

Chúng ta có nhiều thể loại văn học truyền thống Việt Nam như cổ tích, thần thoại,… và nổi bật nhất là đồng thoại. Vậy truyền đồng thoại là gì? Đặc điểm, ý nghĩa truyện đồng thoại là gì? Hãy cùng kienthucmaymoc.com khám phá và sưu tầm truyện đồng thoại Việt Nam được yêu thích nhất trong bài viết này nhé!

Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi nhằm mục đích giáo dục. Nhân vật của truyện thường là các đồ vật hoặc loài vật quen thuộc trong cuộc sống nhưng được nhân cách hóa. Điều này, giúp cho nhân vật mang các đặc tính vốn có của loài và đặc điểm con người. Từ đó, tạo sự gần gũi và gia tăng hiệu quả giáo dục với các bạn nhỏ.

Khái niệm truyện đồng thoại
Khái niệm truyện đồng thoại

Khái niệm truyện đồng thoại được chúng ta vay mượn từ Trung Quốc. Nhưng trong quá trình du nhập và sử dụng, truyện đồng thoại đã được quy ước lại để thể hiện nét riêng của nền văn học Việt Nam. Theo quan niệm của người Trung Hoa, truyện đồng thoại chính là truyện cổ tích.

Tuy nhiên, chúng ta lại không đồng nhất với nhau mà xem chúng như hai thực thể độc lập, có nét riêng độc đáo. Nếu như cổ tích với các nhân vật chính là hoàng tử, công chúa, anh hùng,… thì đồng thoại lại là các con vật được tác giả nhân hóa.

Ví dụ về truyện đồng thoại: Dế mèn phiêu lưu ký, Những chiếc áo ấm, Bài học tốt, Mèo con,...

Nguồn gốc của truyện đồng thoại là gì?

Tại Trung Quốc, truyện đồng thoại được du nhập từ Nhật Bản với tên gọi “dowa” và xuất hiện ở quốc gia này vào cuối thời Thanh. Tác phẩm đầu tiên là bộ “Tùng thư đồng thoại” do Tôn Dục Tử làm chủ biên và Thương vụ ấn quán xuất bản vào năm 1909.

Đồng thoại xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam trong cuốn từ điển Hán – Việt do Đào Duy Anh biên soạn; do Quan hải tùng thư xuất bản năm 1932. Tuy nhiên, ở thời điểm ấy, truyện đồng thoại là gì còn rất xa lạ và mới mẻ với nhiều người. Mãi về sau, nó mới được dùng để đặt tên cho một cuốn tuyển tập văn học có tên là “Cổ kim đồng thoại”. Cuốn tuyển tập này được Lên Văn Chánh biên soạn dựa trên nguồn tư liệu của phương Tây.

Truyện đồng thoại hiện đại xuất hiện gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam khoảng thế kỷ XX. Tác phẩm gây tiếng vang nhất thời điểm này là “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.

Tuy vậy, phải đến sau năm 1945 thì đồng thoại mới được đề cập và nhắc đến nhiều trong các giáo trình, chuyên luận, báo khoa học,…

Đặc điểm của truyện đồng thoại là gì?

Nhân vật

Truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi nên nhân vật truyện được tác giả lựa chọn thường là các loài vật được nhân hóa có tên gọi, suy nghĩ, hành động giống như con người. Ví dụ, bác trâu, cô cáo, chị sóc,…

Các loài vật vẫn giữ các đặc điểm tự nhiên vốn có về sở thích, nơi ở, thức ăn, tập tính,… Nhưng chúng lại có các đặc điểm của con người như nghỉ ngơi, làm việc, bị ốm, chăm sóc gia đình và con cái, lo nghĩ về tương lai,…

Nhân vật chính là các loài vật và đồ vật xung quanh chúng ta
Nhân vật chính là các loài vật và đồ vật xung quanh chúng ta

Cốt truyện

Cốt truyện đồng thoại gồm có các sự kiện được miêu tả và sắp xếp theo trật tự thời gian. Kết cấu phổ biến là các giai đoạn phát triển trong cuộc đời như tuổi thơ, khi trưởng thành, biến cố và gặt hái thành công.

Kết thúc truyện đồng thoại chủ yếu là kết thúc có hậu.

Nội dung

Nội dung truyện đồng thoại rất đa dạng. Vì đối tượng hướng đến là thiếu nhi nên nội dung hướng đến là các bài học để giáo dục bạn trẻ các đức tính tốt như sự lễ phép, tinh thần gan dạ và gan góc, tình yêu thương gia đình,… Đồng thời, truyện cũng lên án và phê phán những thói hư, tật xấu của con người.

Người kể chuyện

Có 2 kiểu người kể chuyện thường gặp trong truyện đồng thoại, đó là:

  • Kể theo ngôi thứ nhất: Nhân vật xưng “tôi” và xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm.
  • Kể theo ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mình, không tham gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện. Họ sẽ thuật lại các sự việc trong truyện, bao gồm miêu tả bối cảnh không gian, thuật lại hành động của nhân vật, thời gian diễn ra sự việc,…

Ý nghĩa truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại thường mượn lời, ngôi kể của nhân để tự sự lại những câu chuyện bổ ích hướng tới trẻ nhỏ. Các ý nghĩa của truyện đồng thoại là:

  • Là phương tiện giải trí lành mạnh, giúp trẻ nhỏ có những phút giây thư giãn thoải mái và an toàn thay vì sử dụng các thiết bị hiện đại như máy tính, iPad,… Về lâu dài rất tốt cho mắt và hệ thần kinh của trẻ.
  • Khởi dậy trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ có những sáng tạo bất ngờ, những cảm xúc thú vị và tình cảm tốt đẹp. Giúp trẻ biết yêu thương động vật và các đồ vật xung quanh hơn.
  • Giúp trẻ tiếp thu bài học nhân sinh một cách chủ động và ghi nhớ lâu hơn.
Giáo dục trẻ nhỏ trên cả 3 phương diện, đó là: giải trí, thẩm mỹ và triết lý
Truyện đồng thoại giáo dục trẻ nhỏ trên cả 3 phương diện, đó là: giải trí, thẩm mỹ và triết lý

Dấu hiệu nhận biết truyện đồng thoại

Từ khái niệm truyền đồng thoại là gì, ta có thể dễ dàng nhận biết thể loại văn học này qua các dấu hiệu sau:

  • Nhân vật chính thường là các loài động vật hoặc đồ vật được tác giả nhân hóa.
  • Truyền tải một bài học giáo dục nhất định.
  • Đối tượng yêu thích và tìm đọc thường là trẻ nhỏ.

Cách đọc truyện đồng thoại

Khi đọc truyện đồng thoại, trước tiên ta cần phải chú đến các sự kiện được kể, nhất là sự kiện chính. Kế đó phải nắm rõ các nhân vật được nhà văn miêu tả. Nhân vật xuất hiện xuyên suốt câu chuyện thường là nhân vật chính. Các nhân vật bổ trợ, có tác dụng làm nổi bật nhân vật chính là nhân vật phụ.

Tiếp đó, tìm hiểu chi tiết về điệu bộ, hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ, tính cách,… của nhân vật. Xem chúng có những đặc điểm tự nhiên và đặc điểm nào giống con người. Cuối cùng là bài học được rút ra sau khi đọc câu chuyện.

Một số truyện đồng thoại Việt Nam

Dế mèn phiêu lưu kí

Đây là một trong các tác phẩm truyện đồng thoại nổi bật nhất lớp 6 của Tô Hoài. Nội dung chính của bộ truyện là cuộc phiêu lưu của chú dế mèn qua thế giới loài người và loài vật.

Đọc bộ truyện đồng thoại của Tô Hoài, ta như lạc vào thế giới của nhiều loài sinh vật như châu chấu, xiến tóc, chuồn chuồn, ếch,… Trong hành trình khám phá ấy, Dế mèn đã vượt qua rất nhiều biến cố và rủi ro. Từ một chú Dế mèn trẻ con, sống ích kỷ, sai lầm với nhiều vấp ngã,… chú đã trưởng thành hơn, trở thành một người giàu lý tưởng, ham hiểu biết và có bản lĩnh kiên cường.

Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài
Dế mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài

Sau mỗi trải nghiệm đáng nhớ của Dế mèn, ta rút ra được nhiều bài học quý giá như: không nên sống kiêu căng, phải biết giúp đỡ người khác, sống có tình thương,…

Bài học tốt

Bộ truyện đồng thoại này là một trong những thành công vang dội của tác giả Võ Quảng được sáng tác năm 1975. Truyện lý giải về những vết “rạn nứt” chằng chịt trên lưng của loài rùa, tạo sự hồn nhiên và kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời mang đến bài học giáo dục sâu sắc về sự nhẫn nại và kiên trì nếu chúng ta muốn gặt hái thành công.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số tác phẩm khác cùng tuyển tập với “Bài học tốt” là: Những chiếc áo ấm, và Cái mai.

Tuyển tập truyện đồng thoại của Võ Quảng
Tuyển tập truyện đồng thoại của Võ Quảng

Ngoài ra, còn rất nhiều các loại truyện đồng thoại khác rất hay và bổ ích như: Cái Tết của Mèo con (Nguyễn Đình Thi), Khu vườn hạnh phúc (Nguyễn Thái Hải), Tuyển tập truyện “Xóm bờ dậu” (Trần Đức Tiến), Trời xanh ngập nắng (Rosita Nguyen), Cuộc phiêu lưu của những con chữ (Trần Hoài Dương),…

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ truyện đồng thoại là gì. Bạn đã đọc và ấn tượng nhất với tác phẩm nào, hãy chia sẻ bằng cách bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *