Nội dung, ý nghĩa, bài học từ truyện đẽo cày giữa đường lớp 7

Đẽo cày giữa đường là câu chuyện dân gian Việt Nam hài hước, thú vị nhưng cũng để lại bài học quý báu cho chúng ta. Vậy bài học đó là gì? Hãy cùng kienthucmaymoc.com khám phá và tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Điển cố đẽo cày giữa đường – Ngữ Văn lớp 7

Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại gì?

Đẽo cày giữa đường” là một câu chuyện ngụ ngôn, được tác giả dân gian sáng tác từ rất lâu và lưu truyền đến tận ngày nay qua hình thức truyền miệng. Tác phẩm được trích trong “Truyện cổ nước Nam”, tập 1 của nhà xuất bản Thăng Long năm 1958.

Thông tin khái quát về truyện Đẽo cày giữa đường
Thông tin khái quát về truyện Đẽo cày giữa đường

Phương thức biểu đạt của Đẽo cày giữa đường

Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường có phương thức biểu đạt chính là tự sự, kết hợp với biểu cảm và miêu tả. Truyện kể theo ngôi thứ 3 và chia thành 2 phần:

  • Phần 1: Hình ảnh bác nông dân ngồi đẽo cày và lời khuyên của những người qua đường.
  • Phần 2: Hậu quả khi “đẽo cày giữa đường”.

Giá trị nghệ thuật

  • Xây dựng hình ảnh quen thuộc, gần gũi  với đời sống. Ngôn từ đơn giản, dễ đọc và dễ hiểu.
  • Cách nói ngụ ngôn, tự nhiên, mang tính giáo huấn cao và độc đáo.
  • Lời kể ngắn gọn, bình dị nhưng vô cùng thâm thúy.
  • Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ có giá trị biểu đạt cao.

Nội dung câu chuyện Đẽo cày giữa đường

Truyện xưa kể rằng có một người thợ mộc dồn hết vốn liếng trong nhà để nhập gỗ về làm cày bán. Cửa hàng mở ngay bên đường nên có nhiều người qua lại xem đục đẽo và tham mưu cho anh ta.

Có người bày mưu, khuyên anh ta phải đèo cày phải to và cao mới dễ bán. Anh thợ mộc cho là phải và làm theo. Sau đó, lại có người góp ý rằng cày phải đẽo nhỏ và thấp mới phù hợp với vóc dáng của người Việt. Anh ta cũng đồng tình với quan điểm này và đẽo y như vậy.

Mọi ý kiến của người qua đường đều được anh thợ mộc tiếp thu và làm theo nhưng hàng vẫn ế. Một hôm, nghe thấy có người bảo ở mạn trên người ta đang khai phá ruộng hoang và cày bằng voi. Và khuyên anh thợ mộc phải đẽo cày thật to, cao gấp mấy lần cày bình thường thì sẽ đắt hàng và lãi hơn.

Như mở cờ trong bụng, anh ta đẽo cùng lúc rất nhiều chiếc cày to và cao rồi mang ra bán. Nhưng ngày qua tháng lại cũng chả bán được cái nào. Thành thử, bao nhiêu tiên bạc dồn vào mua gỗ nhưng cái thì nhỏ quá, cái thì to quá, không phù hợp.

Tóm tắt nội dung truyện
Tóm tắt nội dung truyện

Bài học rút ra từ chuyện Đẽo cày giữa đường

Một câu chuyện ngụ ngôn vô cùng hài hước, thú vị và mang lại nhiều tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, ẩn chứa sâu bên trong là nhiều bài học có giá trị.

  • Chúng ta phải luôn kiên định, giữ vững lập trường của bản thân trong mọi hoàn cảnh. Không nên dao động trước ý kiến của những người khác. Phải lắng nghe một cách có chọn lọc, cân nhắc và suy nghĩ trước sau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Luôn phải tin tưởng chính mình thì mới đạt được mục tiêu, tránh bị “tiền mất, tật mang”.

Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một bài học “đắt giá” cho bác thợ mộc và những người hay cả tin. Thiếu lập trường, không tin tưởng bản thân chỉ có chuốc lấy thất bại chua cay mà thôi!

Cũng từ câu chuyện này mà người đời sau ta cũng có câu tục ngữ “đẽo cày giữa đường” để giáo dục con cháu.

Bàn luận về câu chuyện Đẽo cày giữa đường

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có công việc và dự định cho riêng mình. Quan điểm của mỗi người là khác nhau nên cái nhìn của họ trước sự việc cũng không giống nhau. Lòng tốt của mọi người là đáng quý và đáng trân trọng nhưng ta cũng phải có chứng kiến. Không phải ai khuyên gì cũng nghe, ai bảo gì cũng sẽ làm theo.

Giống như bác thợ mộc trong câu chuyện, ý kiến mà người qua đường đưa ra chưa chắc đã xấu. Họ chỉ nêu lên quan điểm dựa trên suy nghĩ và góc nhìn của bản thân. Tuy nhiên, cái chết là bác thợ mộc cũng “ba phải” để rồi cuối cùng nhận lại hậu quả cay đắng. Tất cả của cải “bay” theo đống cày với rất nhiều hình dạng, kích thước khác nhau mà không sử dụng được.

Vì vậy, khi làm bất cứ điều gì, chúng ta cần phải kiên định và có chứng kiến riêng. Bạn có thể tiếp thu ý kiến của người khác nhưng hãy tiếp thu một cách có chọn lọc để bổ trợ cho ý tưởng của mình. Tuyệt đối đừng để nó lấn át hay chi phi phối quan điểm cá nhân. Hơn nữa, khi giữ vững lập trường, bạn sẽ cảm thấy tự tin và quyết tâm hơn để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Sự kiên định là nhân tố quan trọng quyết định đến thành công của mỗi người
Sự kiên định là nhân tố quan trọng quyết định đến thành công của mỗi người

Ngoài ra, cũng cần phân biệt giữa giữ vững quan điểm với thái độ bảo thủ. Bảo thủ là sự ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng, phù hợp với quy luật xã hội. Trong khi đó, kiên định giúp ta mở rộng vốn tri thức, tạo điều kiện thuận lợi để gặt hái nhiều thành công hơn.

Đôi khi có những lúc ta rơi vào hoàn cảnh “đẽo càng giữa đường”. Tuy nhiên, đừng coi đó là điều đáng xấu hổ mà hãy lấy chúng là bài học kinh nghiệm để phát triển bản thân và tránh không để lặp lại trong tương lai.

Câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc. Mỗi chúng ta hãy học cách chủ động và có chứng kiến trong bất cứ công việc gì. Đừng để những lời nói bên ngoài khiến mình chao đảo, thay đổi lập trường và mất đi sự “bền gan lập trí”, dẫn đến thất bại tràn trề nhé các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *