Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày? Cách tính số điện tiêu thụ

Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều người. Trong bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính được số điện tiêu thụ của mọi đồ điện trong gia đình. Từ đó các bạn có thể trả lời được thắc mắc tủ lạnh tiêu tốn bao nhiêu số điện trong một ngày.

Cách tính số điện tiêu thụ của thiết bị điện

Để giải đáp được câu hỏi tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày trước tiên chúng ta cần biết được cách tính số điện tiêu thụ của một thiết bị điện. 

Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?
Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?

Số điện tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình là điều được mọi người quan tâm. Để tính được số lượng điện tiêu thụ của một thiết bị điện trong một ngày hay một tháng chúng ta cần biết được công suất của thiết bị ấy. Thông thường công suất của mỗi thiết bị điện đều được nhà sản xuất ghi rõ trên sản phẩm và bao bì. 

Dựa vào công suất của thiết bị chúng ta có công thức tính lượng điện tiêu thụ cho một thiết bị điện như sau:

  • A = P.t

Trong đó:

  • A là lượng điện tiêu thụ của thiết bị điện trong một khoảng thời gian xác định.
  • P là công suất của thiết bị điện trong một khoảng thời gian được xác định cụ thể có đơn vị là W, KW.
  • t là thời gian hoạt động của thiết bị.

Để hiểu rõ hơn cách tính các bạn tham khảo ví dụ sau đây:

Ví dụ công suất của quạt trần là 85W thì lượng điện tiêu thụ của quạt trong 1 ngày (24h) sẽ được tính như sau: 

  • A= P.t = 85 x 24 = 2040 Wh
  • Đồng thời chúng ta có 1KWh sẽ tương đương với 1 số điện và tương đương với 1000WH. 
  • Như vậy, nếu một ngày quạt trần hoạt động liên tục trong 24 giờ không nghỉ sẽ tiêu tốn 2,04 số điện (2040 Wh = 2,04 KWH).
Tủ lạnh hiện đại được tích hợp tính năng tiết kiệm điện
Tủ lạnh hiện đại được tích hợp tính năng tiết kiệm điện

Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?

Số điện tiêu thụ của các dòng tủ lạnh trong vòng 1 ngày sẽ khác nhau, tùy thuộc vào công suất của loại tủ ấy mà sẽ có số điện tiêu thụ tương ứng. Thông thường công suất của tủ lạnh sẽ rơi vào khoảng 75W cho đến 120W. 

Áp dụng công thức tính điện tiêu thụ của các thiết bị điện ở trên chúng ta tính được số điện tiêu thụ của tủ lạnh trong 1 ngày sẽ rơi vào khoảng 1800Wh – 2880 Wh tương đương với 1,8 KWh – 2,88 KWh. Như vậy bình quân tủ lạnh sẽ tiêu tốn khoảng 1,8 đến 2,88 số điện trong 1 ngày.

Vậy số điện tiêu thụ trong vòng 1 tháng của tủ lạnh rơi vào khoảng 54 -86,4 số điện.

Song đa số các dòng tủ hiện đại ngày nay đều được tích hợp công nghệ giúp cho tủ lạnh hoạt động tiêu tốn ít điện năng hơm các thiết bi điện khác trong gia đình khoảng 20 – 30%.

Có thể bạn quan tâm:
Cách làm sạch tủ lạnh giúp đánh bay vi khuẩn cho các chị em

Lưu ý khi sử dụng tủ lạnh để tiết kiệm điện năng

Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số mẹo để có thể sử dụng tủ lạnh một cách hiệu quả và tiết kiệm điện năng nhất cho gia đình.

Tiến hành vệ sinh tủ thường xuyên để tủ luôn hoạt động tốt
Tiến hành vệ sinh tủ thường xuyên để tủ luôn hoạt động tốt

Thay đổi các mức của tủ một cách linh hoạt

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh các bạn không nên giữ chế độ làm việc của tủ ở một mức cố định. Bởi điều này gây ra tình trạng lãng phí điện năng không cần thiết. 

Để sử dụng tủ lạnh một cách tối ưu nhất các bạn nên thay đổi mức hoạt động của tủ theo mùa và theo khối lượng đồ cần làm đóng đá bên trong tủ. Vào mùa đông bạn có thể giảm mức hoạt động của tủ xuống mức thấp để tránh lãng phí điện năng và công suất của tủ. 

Trong trường hợp lượng thực phẩm bạn để trong tủ nhiều và vào mùa hè nắng nóng, mức nhiệt ngoài trời cao các bạn cần điều chỉnh mức hoạt động của tủ sao cho tủ đảm bảo được công suất hoạt động.

Hạn chế tối đa việc mở tủ lạnh liên tục

Trong quá trình sử dụng tủ các bạn cần hạn chế tối đa việc mở cửa tủ lạnh một cách liên tục cũng như mở trong một thời gian dài. Bởi điều này khiến cho tủ lạnh bị thoát hơi lạnh ra ngoài. Đồng thời lượng không khí nóng từ bên ngoài sẽ tràn vào bên trong làm cho tủ cần tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn để làm nhiệt độ của tủ như ban đầu.

Do đó mỗi lần mở tủ để lấy hoặc cất thực phẩm các bạn cần thực hiện một cách nhanh chóng. Đồng thời hạn chế việc đóng mở tủ nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn bằng cách lên trước danh sách các thực phẩm cần lấy và lấy chúng ra cùng 1 lúc.

Không nên cất thức ăn vào tủ lạnh khi còn nóng
Không nên cất thức ăn vào tủ lạnh khi còn nóng

Không nên để đồ ăn nóng vào trong tủ

Để tiết kiệm điện năng cũng như bảo vệ tủ lạnh các bạn tuyệt đối không nên để thức ăn nóng vào tủ. Bởi khi để đồ ăn có nhiệt độ cao vào trong tủ lạnh sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên khiến tủ phải hoạt động lâu hơn với công suất lớn hơn. Do đó các bạn cần chờ cho đồ ăn nguội trước khi tiến hành cất vào tủ để bảo quản.  

Sử dụng hộp bảo quản thực phẩm bằng thủy tinh

Trước khi để các loại thực phẩm vào tủ để bảo quản các bạn nên để chúng vào trong hộp đựng thực phẩm làm từ thủy tinh. Như vậy sẽ giúp cho tủ không bị ám mùi đồ đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực phẩm bên trong tủ. 

Không chỉ vậy thủy tinh còn sở hữu đặc tính giữ nhiệt lâu, khi để trong tủ lạnh sẽ giữ được độ mát lâu hơn cho tủ, từ đó giảm thời gian hoạt động của tủ xuống.

Để đồ ăn bên trong tủ cách thành tủ một khoảng nhất định

Khi cất đồ ăn và các loại thực phẩm vào tủ các bạn nên để chúng cách bề mặt thành tủ một khoảng nhất định. Bởi khi các bạn để chúng quá sát bề mặt thành tủ sẽ khiến cho tủ giảm khả năng làm lạnh, đồng thời khiến cho các loại thực phẩm là rau củ nhanh chóng bị khô héo.

Không đặt tủ lạnh sát tường

Việc đặt tủ lạnh sát với bề mặt tường của căn phòng sẽ làm cho quá trình tản nghiệt của tủ lạnh gặp khó khăn. Lúc này, dàn nóng của tủ sẽ hoạt động kém đi gây ảnh hưởng không nhỏ đến dàn lạnh cũng như khả năng làm lạnh của tủ.

Như vậy, để tủ lạnh có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất các bạn nên tiến hành kê tủ cách với bề mặt tường khoảng 20 đến 30 cm.

Nên để thức ăn vào hộp thủy tinh trước khi cho vào tủ
Nên để thức ăn vào hộp thủy tinh trước khi cho vào tủ

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Việc vệ sinh tủ lạnh một cách thường xuyên là điều vô cùng cần thiết bởi sau một thời gian hoạt động tủ sẽ bị bụi bẩn và bụi tuyết đóng bám làm tủ hoạt động kém. Do đó để tiết kiệm điện năng cũng như đảm bảo cho tủ luôn hoạt động ổn định các bạn cần thực hiện vệ sinh tủ định kì. Thông thường các bạn cần vệ sinh tủ lạnh ít nhất mỗi tháng 1 lần.

Không để tủ lạnh rỗng

Trong quá trình sử dụng các bạn không nên để tủ lạnh trống không, bởi việc để tủ lạnh rỗng sẽ gây lãng phí điện năng cũng như công suất của tủ. Ít ai biết rằng một chiếc tủ lạnh có chứa đồ ăn sẽ có thời gian làm việc ít hơn so với một chiếc tủ lạnh rỗng. 

Bởi đồ ăn có khả năng giữ nhiệt lâu, sau khi được làm lạnh chúng sẽ giúp cho tủ giữ được độ lạnh lâu hơn. Mặc dù đồ ăn có thể duy trì nhiệt cho tủ lạnh tuy nhiên các bạn không nên để quá nhiều đồ trong tủ. Bởi điều này sẽ gây cản trở cho việc lưu thông của các luồng khí trong tủ. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn về cách tính điện năng tiêu thụ cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng tủ lạnh để tiết kiệm điện nhất. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *