Xe thô sơ là gì? Gồm những loại nào? Đi làn đường nào?

Pháp luật Việt Nam có quy định riêng dành cho các phương tiện giao thông như xe cơ giới, xe thô sơ,.. Vậy xe thô sơ là gì? Gồm có những phương tiện nào? Hãy cùng kienthucmaymoc.com khám phá rõ hơn trong bài viết này!

Xe thô sơ là gì?

Xe thô sơ là các phương tiện tham gia giao thông đơn giản, di chuyển chủ yếu bằng sức người hoặc động vật mà không hoặc ít sử dụng động cơ. Trong tiếng Anh, xe thô sơ được hiểu là Rudimentary Car.

Thực tế, Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra khái niệm rõ ràng giải thích xe thô sơ là xe gì mà chỉ đưa ra các phương tiện thuộc nhóm xe thô sơ. Cụ thể như sau:

“Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.” (Theo Luật Giao Thông đường bộ năm 2008, điều 3, khoản 19).

Định nghĩa về xe thô sơ
Định nghĩa về xe thô sơ

Bên cạnh đó, chúng ta không có quy định quá sâu về điều kiện tham gia giao thông của các phương tiện thô sơ. Các phương tiện khi tham gia chỉ cần đảm bảo yếu tố an toàn và tuân thủ các quy định do từng địa phương đưa ra là được.

Xe thô sơ gồm những loại nào?

Theo Luật Giao thông đường bộ và Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, đặc điểm của các loại xe thô sơ đường bộ cụ thể như sau:

  • Xe đạp: Đây là phương tiện có 2 bánh xe, di chuyển hoàn toàn bằng sức người. Các bánh xe được gắn thẳng hàng với khung kim loại chính.
  • Xe đạp máy: Phương tiện này hoạt động nhờ sự hỗ trợ của động cơ nên việc di chuyển xe không phụ thuộc quá nhiều vào người điều khiển. Vận tốc lớn nhất của phương tiện này khoảng 25km/ giờ. Khi tắt máy, động cơ dừng hoạt động nhưng xe hoàn toàn có thể chạy được bằng sức người. Tuy nhiên, người điều khiển sẽ hơi mất sức khi di chuyển.
  • Xe xích lô: Đây là phương tiện 3 bánh, được dùng để chở khách hoặc chở hàng hòa tùy theo mục đích sử dụng. Loại xe này xuất hiện tại nước ta bắt đầu từ thời Pháp thuộc và đến nay vẫn còn được sử dụng. Các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam du lịch rất thích di chuyển bằng phương tiện này để ngắm cảnh.
  • Xe xúc vật kéo: Đây là phương tiện thô sơ di chuyển nhờ sức động vật. Ví dụ như xe bò, xe trâu, xe ngựa.
  • Xe lăn: Đây là xe chuyên dụng dành cho người khuyết tật.
  • Các loại xe tương tự: Các loại xe có tính năng, kết cấu và động cơ nếu có chức năng tương tự như xe thô sơ đều thuộc nhóm này.
Xe thô sơ 3, 4 bánh vẫn rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay
Xe thô sơ 3, 4 bánh vẫn rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay

Xe thô sơ đi làn đường nào?

Ngoài khái niệm xe thô sơ là gì, làn đường dành cho phương tiện này cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Cụ thể, làn đường dành cho xe thô sơ được quy định rất rõ trong Luật Giao thông đường bộ 2008, điều 13 như sau:

Theo đó, xe thô sơ sẽ đi  vào phần làn đường phía bên phải trong cùng. Các làn đường khác dành cho xe cơ giới và xe máy. Bên cạnh đó, nếu đường bố trí riêng cho xe thô sơ thì lực lượng chức năng sẽ bố trí biển báo R.304 để những người tham gia giao thông nhận biết và tuân thủ.

Ngoài ra, xe thô sơ đường bộ còn phải tuân thủ một số điều sau khi tham gia giao thông. Đó là:

  • Người điều khiển xe phải đi thành hàng một. Nếu có phần đường dành cho phương tiện thô sơ thì phải đi đúng phần đường theo quy định. Khi đi vào vào đêm buộc phải có báo hiệu ở cả phía sau và phía trước.
  • Nếu điều khiển xe kéo súc vật buộc phải có biện pháp đảm bảo vệ sinh khi đi trên đường.
  • Xe thô sơ có tốc độ di chuyển < 70km/giờ không được phép đi vào đường cao tốc. Ngoại trừ các phương tiện phục vụ cho công tác quản lý và bảo trì đường cao tốc. (quy định tại Luật giao thông đường bộ, điều 13, khoản 4)
  • Khi điều khiển xe trong hầm, phương tiện phải bật đèn hoặc có vật phát sáng để báo hiệu. Chỉ được phép dừng hoặc đỗ xe theo đúng quy định. (quy định tại Luật giao thông đường bộ, điều 27)
  • Nếu điều khiển xe đạp chỉ được phép chở 1 người. Nếu trở thêm 1 trẻ nhỏ dưới 7 tuổi thì được chở tối đa là 2 người (quy định tại Luật giao thông đường bộ, điều 31, khoản 1)
  • Nếu xe thô sơ chở hàng hóa thì cần đảm bảo hàng hóa xếp an toàn, không cản trở giao thông hay che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
  • Việc sử dụng xe thô sơ đường bộ để vận chuyển hành khách hay hàng hóa buộc phải tuân thủ theo quy định.
Quy định về phần đường dành cho các phương tiện thô sơ
Quy định về phần đường dành cho các phương tiện thô sơ

Cách nhận biết biển dành cho xe thô sơ là gì?

Biển báo xe thô sơ ký hiệu là R.304 và có tên gọi là “Đường dành cho xe thô sơ”. (quy định theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT). Biển báo này có dạng hình tròn, nền xanh và chia thành 2 phần bằng nhau bởi một vạch kẻ trắng. Hình ảnh in trên biển báo là xe đạp và xe do súc vật kéo.

R.304 được dùng để báo hiệu phần đường dành cho xe thô sơ (bao gồm xe cho người khuyết tật) và cả người đi bộ. Biển báo có hiệu lực bắt buộc đối với các phương tiện thô sơ và người đi bộ. Đồng thời, cấm các phương tiện khác (xe ưu tiên, xe gắn máy) không được phép đi vào phần đường đặt biển này. Trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải chú ý cẩn thận để đảo bảo an toàn cho người đi bộ và xe thô sơ.

Biển dành cho các phương tiện thô sơ
Biển dành cho các phương tiện thô sơ

Xử lý vi phạm dành cho xe thô sơ

Khi tìm hiểu xe thô sơ là gì, bạn sẽ thấy phương tiện này nếu vi phạm luật giao thông vẫn bị xử phạt như bình thường. Mức phạt nhiều hay ít còn phụ thuộc vào hành vi vi phạm của đối tượng. Cụ thể như sau:

Trường hợp đi sai làn đường

Xử phạt từ 80.000 – 100.000 VNĐ đối với các vi phạm sau:

  • Không đi phía bên phải theo chiều di chuyển của mình
  • Không đi đúng phần đường đã quy định (có đặt biển báo),…
  • Dừng xe đột ngột, không báo hiệu trước khi muốn chuyển hướng
  • Không chấp hành hướng dẫn của biển báo hiệu hoặc các lực lượng chỉ dẫn.
  • Dừng hoặc đỗ xe sai quy định
  • Chạy xe trong hầm không bật đèn hoặc có vật phát sáng để báo hiệu
  • Quay đầu xe trong hầm
  • Đỗ xe không đúng quy định khi di chuyển trong hầm.
  • Điều khiển xe đạp hoặc xe đạp máy dàn hàng 3 hoặc các phương tiện thô xơ khác dàn hàng 2
  • Điều khiển xe ban đêm không có đèn/ vật phản quang báo hiệu
  • Chở số hàng khách vượt quá quy định (trừ trường hợp chở người cấp cứu). Chờ hàng cồng kềnh gây ảnh hưởng đến giao thông.

Mức phạt này được quy định rất rõ Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điều 8, khoản 1, điểm a về xử phạt đối với người điều khiển xe thô sơ.

Một số hành vi vi phạm khác

Theo điều 18 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe thô sơ bị xử phạt hành chính khi mắc các lỗi sau:

* Phạt từ 100.000 – 200.000 VNĐ khi:

  • Điều khiển phương tiện không có đăng ký hoặc không có biển số (đối với loại xe phải đăng ký hoặc gắn biển số theo quy định);
  • Buông hai tay khi điều khiển xe đạp/ xe đạp máy
  • Chuyển hướng đột ngột trước đầu phương tiện khác đang di chuyển trên đường
  • Người điều khiển/ chờ người ngồi trên xe bám vào phương tiện khác hoặc mang vác cồng kềnh.
  • Gây cản trở đối với các phương tiện xin vượt (đủ điều kiện an toàn) hoặc cản trở xe ưu tiên.
  • Không tuân theo hiệu lệnh đèn tín hiệu.
Các phương tiện thô sơ bị xử phạt hành chính nếu vi phạm các quy định khi tham gia giao thông
Các phương tiện thô sơ bị xử phạt hành chính nếu vi phạm các quy định khi tham gia giao thông

* Phạt từ 200.000 – 300.000 VNĐ đối với các vi phạm sau:

  • Điều khiển phương tiện không có hệ thống phanh hãm hoặc có nhưng không có tác dụng
  • Điều khiển xe chở hành khách/ chở hàng không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh và tiện nghi theo quy định.
  • Điều khiển xe đánh võng, lạng lách, đuổi nhau trên đường.
  • Đi bằng một bánh đối với xe đạp/ xe đạp máy và 2 bánh đối với xe xích lô
  • Đi vào khu vực cấm như đường có đặt biển cấm, đi ngược đường 1 chiều,…
  • Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển vượt quá quy định,…

Trên đây là bài viết chia sẻ xe thô sơ là gì và một số thông tin liên quan. Nếu bạn có câu hỏi vướng mắc thì hãy để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp chi tiết hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *