Độ chụm bánh xe là gì? Hướng dẫn cách chỉnh độ chụm bánh xe

Độ chụm bánh xe là cầu nối giữa các hệ thống treo và hệ thống chuyển động của toàn bộ chiếc xe. Trên thực tế, sau thời gian dài vận hành sẽ khiến hao mòn động cơ và lỏng lẻo các linh kiện dẫn đến độ chụm bánh xe bị lệch nhiều so với tiêu chuẩn. Có nhiều cách để kiểm tra độ chụm này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Độ chụm bánh xe là gì? 

Độ chụm bánh xe hay góc đặt bánh xe là hiệu số khoảng cách giữa hai má lốp, đo từ phía sau với khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía trước trên cùng một trục bánh. 

Độ chụm bánh xe là gì? 
Độ chụm bánh xe là gì?

Góc đặt bánh xe là thông số do nhà sản xuất đưa ra giúp xe vận hành ổn định và an toàn, thường được tính bằng đơn vị độ, phút, inch, mm. 

Thông thường nhà sản xuất sẽ quy định 2 loại độ chụm bánh xe bị lệch đó là độ chụm dương (toe in) và độ chụm âm (toe out). 

  • Độ chụm dương là khi hai bánh xe hướng vào nhau. Lúc này, khoảng cách giữa 2 má lốp trước nhỏ hơn khoảng cách 2 má lốp sau. 
  • Độ chụm âm là khi 2 bánh xe hướng ra ngoài. Khi đó, khoảng cách giữa 2 má lốp trước lớn hơn khoảng cách 2 má lốp sau. 
  • Độ chụm sẽ bằng 0 khi hai bánh song song với nhau.

Góc toe là góc được tạo bởi hướng bánh xe và trục thẳng đứng khi nhìn từ trên cao. Đây là góc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ ăn mòn của lốp. 

Công dụng của độ chụm bánh xe là gì? 

Khi xe chuyển động, độ cao của thân xe có sự chênh lệch với mặt đường so với độ cao của thân xe khi đứng yên. Khi có sự thay đổi độ cao xe, sẽ kéo theo sự thay đổi đồng thời của chiều dài rotuyn và độ chụm bánh xe. 

Dự đoán trước được điều này nên khi sản xuất xe, người ta đã làm sẵn độ chụm để bù trừ để khi chạy xe với tốc độ cao thì độ chụm sẽ tiến dần bằng 0 để tránh tình trạng ăn mòn lốp.

Thế nào là chỉnh độ chụm bánh xe? 

Căn chỉnh độ chụm bánh xe là hành động điều chỉnh lại góc đặt bánh xe về đúng chuẩn ban đầu, nhằm tránh hiện tượng mòn lốp, vô lăng bị lệch khiến cho tuổi thọ của lốp bị giảm xuống và gây nguy hiểm cho người lái xe. 

Khi lốp xe có hiện tượng bị ồn, cũng là dấu hiệu cần điều chỉnh độ chụm bánh xe bởi khi bị mất cân chỉnh độ chụm thì bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường cũng sẽ lớn hơn bình thường. 

Cách kiểm tra độ chụm bánh xe

Có 3 cách điều chỉnh độ chụm bánh xe mà bạn có thể tham khảo dưới đây. 

Độ chụm Toe

Kiểm tra độ chụm bánh xe dương hay âm, người lái có thể quan sát lốp trực tiếp. Nếu thấy lốp bị ăn mòn bên ngoài thì là độ chụm dương, ngược lại, nếu lốp bị ăn mòn ở trong thì là độ chụm âm.

Kiểm tra độ chụm bánh xe theo góc Camber

Góc Camber là góc tiếp xúc trực tiếp giữa bánh xe với mặt đường phía trước. Bánh xe vuông góc với mặt đường khi góc Camber bằng 0. 

  • Nếu bánh xe ngả ra ngoài chứng tỏ Camber dương 
  • Nếu bánh xe ngả vào trong là góc Camber âm
  • Nếu góc Camber khác 0, độ bám đường của xe cũng bị ảnh hưởng theo, nhất là khi lái xe trên đường ướt, độ trơn trượt cao. 

Các bước kiểm tra góc Camber như sau: 

  • Dùng một cây thước vuông có chiều cao bằng với lốp hoặc sử dụng các vật dụng đo lường khác để thay thế nếu không có thước. 
Kiểm tra độ chụm bánh xe bằng thước
Kiểm tra độ chụm bánh xe bằng thước

Trong quá trình chuyển động, vật chịu thêm tác động của lực ma sát và lực cản thì cơ năng sẽ bị biến đổi, đồng thời công của các lực này sẽ tính bằng độ biến thiên của cơ năng 

  • Đặt thước vuông góc với lốp và mặt đất. Lúc này sẽ có một khoảng hở giữa thước và lốp, cần phải đo thêm khoảng hở này. 
  • Sau khi đo sẽ xác định được góc Camber, nếu khoảng hở nằm ở phần dưới thì đó là góc Camber dương, còn khoảng hở nằm ở phần trên là góc âm.

Độ chụm bánh xe dựa theo góc Caster

Góc Caster là số đo góc giữa trụ lái và trụ thẳng đứng của bánh xe. Khi lái xe thấy có hiện tượng nhao lái thì rất có thể bánh xe đã bị lệch về trước hoặc sau. Vì vậy mà người lái cần chú ý tới hệ thống giảm xóc bởi bộ phận này liên quan trực tiếp đến góc Caster. Cách kiểm tra góc Caster như sau: 

  • Đầu tiên, cần phải bơm lốp theo thông số áp suất tiêu chuẩn của lốp xe, khi đó, 2 thanh routine có cùng chiều dài và nằm thẳng hàng nhau. 
  • Tiếp theo là đẩy xe di chuyển vài mét để xe tự dừng lại
  • Dùng sợi dây dài để kiểm tra độ chụm bánh xe bằng cách căn ngang sợi dây sát lốp xe phía trước. Sử dụng bút màu hoặc phấn đánh dấu theo chiều căng của dây. 
  • Làm tương tự với bánh xe sau, sau đó kiểm tra các điểm được đánh dấu. Nếu các thông số không trùng khớp thì có nghĩa độ chụm bánh xe đã bị lệch.

Nguyên nhân và ảnh hưởng khi độ chụm bánh xe bị lệch 

Độ chụm bánh xe có liên quan đến rất nhiều chi tiết cơ khí như rotuyn, cao su, bi moay ơ, bu lông, đai ốc…Để xác định được nguyên nhân dẫn đến độ chụm bánh xe bị lệch sẽ phải nhờ đến các chuyên gia bảo dưỡng. 

Nguyên nhân khiến độ chụm bánh xe bị lệch 

Nguyên nhân thường gặp nhất là xe sau khi va chạm mạnh hoặc sau thời gian dài vận hành, các chi tiết máy bị mòn. 

Xe thường xuyên di chuyển trên đường xấu 
Xe thường xuyên di chuyển trên đường xấu

Xe thường xuyên di chuyển trên đường xấu, vượt chướng ngại vật với tốc độ cao cũng dễ khiến độ chụm bánh xe bị lệch. Bánh xe được thiết kế mang tính hình học tối ưu, không chỉ có chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng tải xe mà còn mang đến người lái cảm giác mượt mà, dứt khoát cũng như độ bám đường chắc chắn nhất có thể. 

Vì vậy mà khi lái xe trong khoảng thời gian dài trên cung đường xấu, địa hình phức tạp cần phải bảo dưỡng thường xuyên để tránh độ chụm bánh xe bị lệch và mất cân bằng. 

Những xe ít được bảo dưỡng, không cân mâm bấm chì định kỳ cũng có ảnh hưởng xấu đến độ chụm bánh xe. Khi vận hành, lốp và mâm mất ổn định, gây bào mòn hệ thống treo cũng như độ chụm bánh xe, mang đến trải nghiệm lái xe không được tốt. 

Tác động tiêu cực khi độ chụm bánh xe bị lệch. 

Sự sai lệch trong độ chụm bánh xe sẽ khiến cho lốp xe bị mòn không đồng đều, bánh xe bị rung giật, bánh lái có xu hướng lệch sang 1 bên khi xe đang chạy thẳng. Nguy hiểm hơn, có thể gây mất lái do vị trí bánh xe bị lệch trục. 

Ngoài ra, cảm giác ngồi lái xe bị lệch độ chụm bánh xe sẽ khiến người lái bị mệt mỏi khi phải điều chỉnh góc lái nhiều hơn, ngồi sai tư thế để củng cố tầm nhìn gây đau mỏi vai gáy. 

Khi nào cần cân chỉnh độ chụm bánh xe?

Theo khuyến nghị của nhà sản xuất thì cứ sau mỗi 10 000km, người lái cần cân chỉnh lại thước lái, độ chụm để tránh những vấn đề không đáng có, đồng thời làm tăng tuổi thọ lốp xe. 

Xe bị va chạm mạnh trước đó, lốp xe bị mòn bất thường hoặc bị mòn không đều nhau. 

Kiểm soát vô lăng khó khăn, vô lăng không quay một cách trơn tru sau khi vào cua hoặc chuyển hướng, hoặc tay lái bị quay về một góc khi đang lái xe trên một đường thẳng.

Để thực hiện việc cân chỉnh thước lái khi xe gặp vấn đề, bạn cần thay một bộ lốp mới và đồng thời thay thế hệ thống treo cùng các linh kiện của bộ phận đánh lái. 

Cách chỉnh độ chụm bánh xe

Cân chỉnh bằng thước

Đây là cách căn chỉnh độ chụm bánh xe thủ công và được vận dụng rất nhiều trong điều chỉnh độ chụm bánh xe. Trước tiên, bạn nổ máy, đặt vô lăng về chính giữa, lái xe đi một đoạn ngắn rồi dừng lại. Một người dùng thước, đặt mép thước vào gai bánh xe, cách gầm xe khoảng 2 – 3cm. 

Tiến hành đo khoảng cách trước và sau bánh xe, nếu độ chênh lệch thấp, khoảng 0 – 2,5mm thì không cần chỉnh lại độ chụm bánh xe. Nếu nhiều hơn mức đó thì cần phải cân chỉnh lại bằng cách nới ốc hãm rotuyn lái ra để chỉnh. 

Lưu ý nên xem thước lái nằm phía trước hay sau bánh xe để nới ra hoặc kéo vào. Điều chỉnh cả 2 bên đến khi nào xe đi thẳng mà vô lăng vẫn giữ nguyên vị trí ở chính giữa là được. 

Sử dụng đồng thời dây và thước để kiểm tra độ chụm bánh xe
Sử dụng đồng thời dây và thước để kiểm tra độ chụm bánh xe

Dùng dây để cân chỉnh độ chụm bánh xe

Cho xe đứng yên ở vị trí cố định, sau đó nổ máy đánh vô lăng cho xe ở vị trí chính giữa rồi đạp ga đi thẳng.

Buộc dây vào sau xe, kéo qua bánh sau rồi cho lên bánh trước sao cho dây nằm ở vị trí 2/3 tính từ mặt đất lên nửa bánh xe.  

Quan sát bánh xe trước, nếu phía trước bánh xe chạm dây thì phải chỉnh rotuyn lái cho bánh xe qua phải. 

Ngược lại, nếu phía sau bánh xe chạm dây thì chỉnh cho bánh xe sang trái, sau đó chỉnh rotuyn tương tự như trên. 

Cân chỉnh bằng máy cân bằng lốp

Bạn lái xe vào hệ thống cầu nâng để hỗ trợ việc kiểm tra xe dễ dàng hơn. 

Tiếp theo, kiểm tra hơi trong lốp xe, đồng thời quan sát các thông số kỹ thuật, tháo ống hơi và thiết lập target cho bánh xe

Sử dụng máy cân bằng lốp để cân chỉnh độ chụm, sau đó, đánh giá theo chỉ dẫn của hệ thống. Máy sẽ tự động kiểm tra và thông báo các chỉ số sai lệch nếu có. 

Sử dụng máy cân bằng lốp để cân chỉnh độ chụm bánh xe
Sử dụng máy cân bằng lốp để cân chỉnh độ chụm bánh xe

Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi về cách cân chỉnh độ chụm bánh xe. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để có thể tự điều chỉnh độ chụm bánh xe một cách đơn giản nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *