Với người dùng Internet hiện nay thì IP là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Tuy nhiên có một vài địa chỉ IP rất hữu ích mà bạn nên biết; một trong số đó chính là 127.0.0.1. Vậy bạn có biết 127.0.0.1 là gì không? Nó được sử dụng như thế nào? Hay 127.0.0.1 khác gì so với Localhost?
Contents
127.0.0.1 là gì?
Địa chỉ 127.0.0.1 là gì?
127.0.0.1 được gọi là địa chỉ loopback nhưng bạn cũng có thể thấy nó dưới tên là localhost. Khi bạn trỏ trình duyệt của mình tới 127.0.0.1 thì nó sẽ cố gắng kết nối với máy tính mà bạn đang sử dụng hiện tại. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn thực hiện kết nối với server trên máy tính riêng.
Ví dụ: Nếu như bạn thiết lập một server trên máy tính A thì bạn có thể kết nối với server đó bằng cách truy cập 127.0.0.1 trên máy tính A. Tuy nhiên, nếu như bạn chuyển sang máy tính B và nhập vào 127.0.0.1 thì bạn sẽ kết nối với máy tính B thay vì A. Bạn sẽ cần đến Internet hoặc địa chỉ IP mạng cục bộ của máy tính A để có thể kết nối với máy tính B.
127.0.0.1 được sử dụng để làm gì?
Với một IP đặc biệt như 127.0.0.1 thì bạn sẽ có rất nhiều cách để sử dụng. Công dụng thường gặp nhất là 127.0.0.1 là được dùng để chơi game với bạn bè và sử dụng localhost để thiết lập máy chủ ảo cục bộ. Cụ thể như sau:
- Chơi game cùng với bạn bè
Có một số game mà bạn có thể tạo một server trên PC, máy tính để bạn chơi cùng với bạn bè. Để có thể chơi cùng thì bạn cần kết nối với server host trên PC riêng. Nếu như bạn là một người không chuyên về mạng thì cũng đừng lo vì đã có công cụ hoàn hảo cho việc này.
Bạn đang suy nghĩ về game sử dụng 127.0.0.1 để chơi thì,Minecraft là một ví dụ điển hình. Bạn có thể sử dụng phần mềm server trên máy tính để tạo ra một thế giới game ngay trên PC. Tuy nhiên bạn vẫn cần kết nối với thông qua trình duyệt Minecraft server.
- Sử dụng để thiết lập máy chủ ảo cục bộ
Đây là một trong những công dụng vô cùng thiết thực mà 127.0.0.1 đã đem đến.
Khi bạn tạo một server trên máy tính của mình thì 127.0.0.1 sẽ hoạt động và lắng nghe các phản hồi từ trình duyệt. Từ đó sẽ tạo thành một thế giới ảo riêng dành cho bạn.
Trong thế giới này thì bạn có thể kết nối với chính máy tính của mình như việc kết nối thông thường với các máy tính khác trên Internet.
Công dụng của 127.0.0.1 thực sự hữu dụng trong trường hợp này. Khi bạn thử nghiệm một phần mềm có thể chạy trơn tru trên môi trường mạng ảo của bạn, trước khi bạn tung ra để sử dụng trên Internet thật.
Với môi trường ảo trên chính máy của bạn thì người khác không thể nào xâm nhập và xem được bạn đang thực hiện công việc đến đâu hay là làm như thế nào.
Cách hoạt động của 127.0.0.1 là gì?
Địa chỉ IP được sử dụng trong một mạng để giúp giao tiếp với nhau. Mỗi người tham gia trong mạng đều sẽ có địa chỉ riêng của họ. Các gói dữ liệu này được gửi thông qua TCP/IP có thể đến đích một cách chính xác khi hệ thống này được sử dụng.
Cặp giao thức Transmission Control Protocol – TCP và IP là chính một số nền tảng của Internet. Không chỉ trong Internet mà TCP/IP còn được sử dụng trong các mạng cục bộ. Trong quá trình truyền thì giao thức Internet chịu trách nhiệm cho phép địa chỉ IP và subnet mask trỏ đến địa chỉ của các trong mạng.
Việc phân bổ các địa chỉ IP công cộng hay nói cách khác là những địa chỉ có thể được truy cập thông qua Internet sẽ được quy định bởi một tổ chức quốc tế, đó là: Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (viết tắt là ICANN). ICANN cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc cấp phát tên miền và hệ thống DNS.
Tuy nhiên, sẽ có một số phạm vi địa chỉ nhất định được dành riêng cho các mục đích đặc biệt. Ví dụ như phạm vi từ 127.0.0.0 đến 127.255.255.255. Ngoài khoản đó ra thì bạn có thể tự do suy đoán về việc tại sao chúng lại được chọn và tại sao ngoài phạm vi đó lại không ổn.
Đầu những năm 1990 thì địa chỉ IP trên Internet được chia thành các lớp khác nhau. Lớp đầu tiên đó là lớp A, bắt đầu bằng 0.0.0.0. Địa chỉ này cũng được đặt trước và kết thúc bằng 127.255.255.255.
127 chính là khối cuối cùng trong mạng lớp A. Vị trí quan trọng này có thể lý giải vì sao 127 lại được chọn.
Cách truy cập 127.0.0.1 là gì?
Nếu như bạn muốn kết nối với máy tính của riêng mình thì bạn có thể làm thế giống như bất kỳ địa chỉ IP nào khác. Mở trình duyệt web lên và nhập 127.0.0.1 vào thanh địa chỉ, sau đó thì bạn nhấn Enter. Nếu không thể ghi nhớ số tốt thì bạn cũng có thể nhập localhost thay thế.
Nếu nhập địa chỉ này vào mà bạn không có bất kỳ thiết lập nào trước đó thì bạn sẽ không tìm thấy thứ gì đó thú vị cả. Có khả năng là trình duyệt sẽ thông báo cho bạn biết rằng máy tính đã từ chối yêu cầu của bạn.
Điều này nghe thì có vẻ hơi kỳ lạ bởi về cơ bản thì máy tính của bạn đã từ chối kết nối với chính nó. Tuy nhiên, nó làm như vậy là vì nó không mong muốn bất kỳ một kết nối nào tại thời điểm này. Do đó, không có lý do gì để cho phép máy tính kết nối với chính nó cả.
Lợi ích khi sử dụng loopback
Việc sử dụng loopback cũng là một cách để bạn kiểm tra hệ thống. Cách này thường được ưu tiên áp dụng bởi những lợi ích nó mang lại hơn hẳn so với những cách truyền thống khác. Cụ thể như sau:
- Tăng độ tin cậy của hệ thống
Điểm mạnh đáng chú ý đầu tiên của loopback đó chính là luôn đảm bảo kết quả trả về. Chỉ cần đường dẫn tới địa chỉ IP cần kiểm tra không bị gián đoạn thì loopback sẽ luôn hoạt động và trả về kết quả chi tiết nhất. Những kết quả này sẽ không bao giờ có sai số nên người quản lý có thể căn cứ vào đó để tìm ra được các lỗi và khắc phục sự cố hệ thống một cách kịp thời.
Bên cạnh các lỗi thì loopback còn có thể hiển thị các thông tin, đặc điểm cũng như tính chất của giao thức cho mạng và thiết bị. Những thông tin này có thể dùng để kiểm tra; quản lý hệ thống và đặc biệt là được cập nhật thường xuyên một cách đầy đủ, chính xác. Từ đó độ tin cậy và khả năng vận hành của hệ thống cũng luôn được đảm bảo.
- Tiết kiệm tài nguyên
Việc gửi tín hiệu loopback không đòi hỏi phải thêm thiết bị hoặc là bất cứ đặc thù nào của hệ thống. Bạn chỉ cần thực hiện lệnh truy cập ngay trên máy tính và chờ kết quả là được. Kết quả trả về cũng sẽ không tốn nhiều thời gian. Vì vậy mà tổng thể thao tác này cũng không làm tốn nhiều tài nguyên.
- Tăng tính bảo mật của hệ thống
Việc sử dụng loopback chỉ có thể áp dụng được cho mạng cục bộ; dù là trong cùng một mạng LAN. Do đó mà những thông tin đã được phân quyền trong hệ thống không thể bị lộ ra ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng tường lửa khi ứng dụng loopback cho các gói tin từ routing engine. Với cách này thì những mối nguy hiểm từ bên ngoài sẽ không thể nào truy cập vào mạng cục bộ nên tính bảo mật cũng sẽ được tăng cao hơn.
Sự khác biệt giữa 127.0.0.1 và Localhost là gì?
Giống nhau
Trên hầu hết các hệ thống thì localhost và 127.0.0.1 đều giống nhau về chức năng. Bạn có thể sử dụng cái tên localhost cho cả hai.
127.0.0.1 và localhost đều có cùng một chức năng là tạo ra cổng giao tiếp kết nối với máy chủ cục bộ. Điều này sẽ cho phép bạn có thể kết nối mạng lặp lại trên chính máy chủ của mình.
Khác nhau
Localhost là một nhãn địa chỉ IP và bản thân localhost không phải là địa chỉ IP thực thụ. Nó có thể thực hiện việc trỏ vào nhiều IP khác nhau. Trong thực tế thì localhost có thể trỏ đến bất cứ IP nào, thậm chí cả những IP không nằm trong phạm vi từ 127.0.0.0 đến 127.255.255.255.
- Về mặt lý thuyết thì file Hosts sẽ không ngăn cản bạn trỏ đến IP nằm ngoài phạm vi 127.0.0.0 đến 127.255.255.255 . Tuy nhiên, khi bạn thực hiện trỏ thì các chức năng quan trọng trong hệ thống sẽ có thể bị ảnh hưởng. Từ đó làm cho toàn bộ những ứng dụng hoạt động dựa trên kết nối của localhost đều sẽ gặp các sự cố phát sinh không đáng có.
- Còn 127.0.0.1 thì ta có 127 được chọn cho khối địa chỉ loopback do đây chính là khối địa chỉ cuối cùng của lớp A. Nó chạy từ địa chỉ có giá trị 00000001 đến giá trị 01111111. Trong IPv6 thì địa chỉ loopback là địa chỉ đầu tiên 0:0:0:0:0:0:0:1 và nó thường được biểu thị dưới dạng rút gọn là ::1.
Như vậy sự khác biệt rõ rệt nhất đó là dù localhost cũng được gọi là local nhưng được gọi là máy cục bộ. Còn 127.0.0.1 thì thường được coi là địa chỉ cục bộ.
Localhost có những lợi thế riêng như: không chịu ảnh hưởng bởi cấu hình card mạng hay cài đặt Firewall (tường lửa); tất cả các cổng kết nối của localhost đều mở. Vì vậy mà khi bạn lựa chọn một môi trường thử nghiệm cục bộ thì Localhost lý tưởng hơn rất nhiều so với 127.0.0.1.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến địa chỉ 127.0.0.1 là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về địa chỉ IP này và sử dụng nó sao cho đúng cách, hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!