Áp suất khí quyển là gì? Đơn vị, công thức tính áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển hay áp suất không khí là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy thực chất thì áp suất khí quyển là gì? Công thức tính áp suất khí quyển như thế nào? Mời bạn đọc cùng với kienthucmaymoc.com tìm hiểu chi tiết về nó nhé!

Áp suất khí quyển là gì?

Trước khi tìm hiểu định nghĩa về áp suất khí quyển là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu về áp suất và khí quyển là gì trước nhé:

Áp suất khí quyển chính là áp suất không khí
Áp suất khí quyển chính là áp suất không khí
  • Áp suất là gì?

Áp suất tiếng Anh là Pressure, thường được kí hiệu là P. Áp suất là một áp lực tồn tại dưới các dạng là: rắn, lỏng, khí có tác động theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể trong một khoảng không gian xác định.

Đơn vị phổ biến và dễ dàng nhất mà người ta thường dùng để tính áp suất đó chính là N/m2.

  • Khí quyển là gì?

Khí quyển thường được biết đến là lớp khí bao trùm xung quanh bề mặt của Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn. Bầu khí quyển bao gồm có các thành phần chính như khí Nitơ, khí Oxi cùng một số chất khác.

  • Áp suất khí quyển là gì?

Áp suất khí quyển được hiểu đơn giản là áp suất của không khí tác động lên bề mặt của Trái Đất. Áp suất khí quyển cũng tượng trưng cho trọng lượng của lớp không khí bao quanh cũng như tác động lên toàn bộ Trái Đất. Đây cũng chính là không khí mà chúng ta vẫn hít thở hàng ngày để duy trì sự sống. Lớp khí quyển này dày tới hàng ngàn km.

Áp suất khí quyển chính là áp suất của không khí nên chúng có thể len lỏi ở khắp mọi bề mặt và phương hướng. Nó không bị hạn chế giống như áp suất chất lỏng hay rắn. Càng lên cao thì trọng lượng không khí càng nhẹ bởi không khí sẽ loãng dần.

  • Ví dụ về áp suất khí quyển

– Nếu như bạn đã từng đi máy bay thì bạn sẽ cảm nhận rõ ràng nhất về áp suất khí quyển khi mà máy bay bay lên và hạ cánh xuống. Điển hình là việc bạn sẽ cảm thấy ù tai, đau tai và có thể hơi choáng váng (đối với một số người thể trạng không tốt) khi áp suất bên trong máy bay bị thay đổi một cách đột ngột.

Ví dụ về áp suất khí quyển khi ngồi trên máy bay
Ví dụ về áp suất khí quyển khi ngồi trên máy bay

– Hay ví dụ thực tế khác liên quan đến áp suất khí quyển mà rất gần gũi với chúng ta đó chính là các bình nước lọc 20l mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Trên nắp các bình này thường có một lỗ rất nhỏ vừa đủ để cho không khí có thể thoát bớt ra ngoài. Điều này là để giảm áp suất trong bình giúp cho việc lấy nước được dễ dàng hơn.

Công thức tính áp suất khí quyển là gì?

Áp suất khí quyển được xác định bằng công thức như sau: P = F/S

Trong đó:

  • – P: Là kí hiệu của áp suất không khí. Thường sẽ có đơn vị đo là (N/m2), (Pa), (Psi), (Bar) hoặc (mmHg).
  • – F: Là kí hiệu cho lực tác động lên trên bề mặt ép, đơn vị đo là Newton.
  • – S: Là kí hiệu cho diện tích của bề mặt bị ép, đơn vị đo là m2.

Một số đơn vị đo áp suất khí quyển được quy đổi ra như sau:

  • 1Pa = 760 mmHg = 1 N/m2
  • 1mmHg = 133,322 N/m2
  • 1Pa = 10-5 Bar

Yếu tố gây ảnh hưởng đến áp suất khí quyển là gì?

Trong thực tế thì áp suất khí quyển hiếm khi chính xác mà nó chỉ mang tính chất tương đối. Nguyên nhân là do áp suất khí quyển thay đổi theo một vài yếu tố. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến áp suất khí quyển có thể khiến giá trị này tăng lên hoặc là giảm đi. 

Dưới đây là 4 yếu tố chính, có sự ảnh hưởng đến giá trị áp suất khí quyển mà bạn có thể tham khảo:

  • Độ cao

Khi độ cao càng tăng thì áp suất khí quyển thay đổi như thế nào? Càng lên cao thì không khí càng loãng, ít phân tử không khí và áp suất khí quyển sẽ càng giảm.

Độ cao gây ảnh hưởng đến áp suất khí quyển
Độ cao gây ảnh hưởng đến áp suất khí quyển

Do có ít phân tử trên bề mặt độ cao 50km so với bề mặt 12km. Do đó mà áp suất khí quyển thấp hơn tại độ cao 50km.

Ở một vị trí gần mặt đất thì trọng lượng của một cột không khí có bề dày 80m cho giá trị áp suất khí quyển bằng 10hPa. Tuy nhiên ở vị trí cao (cách xa mặt đất) thì khối lượng riêng của khí quyển giảm và áp suất khí quyển sẽ giảm. Do đó cùng áp suất khí quyển 10hPa thì cột không khí phải có bề dày 250m (độ cao 10.000m).

Ví dụ: Nhiều nhà leo núi thường sử dụng oxy đóng chai khi leo lên các đỉnh núi cao. Họ cần phải có thời gian để làm quen với độ cao và mức áp suất tại đây. Khi mà áp suất giảm thì lượng oxy có sẵn để thở cũng sẽ giảm.

  • Thời tiết

Áp suất còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Áp suất trong những ngày mưa thì sẽ thấp hơn so với áp suất những ngày nắng.

Khi một hệ thống áp suất thấp di chuyển đến một khu vực thì nó thường dẫn đến hiện tượng mây mù, gió và mưa. Ngược lại, hệ thống áp suất cao di chuyển đến thì thường là thời tiết nắng ráo và êm đềm.

  • Nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng thì không khí sẽ nở ra và dẫn đến mật độ của nó giảm. Mật độ phân tử giảm sẽ dẫn đến áp suất cũng thấp.

Ngược lại nếu như mật độ không khí tăng lên khi nhiệt độ thấp thì sẽ tạo ra mức áp suất cao.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến áp suất khí quyển
Nhiệt độ ảnh hưởng đến áp suất khí quyển
  • Không đồng đều giữa các khu vực

Áp suất trong không khí đều không đồng đều trên khắp hành tinh. Nguyên nhân là do gia nhiệt không đồng đều trên bề mặt của Trái Đất và lực dốc áp suất.

– Giá trị áp suất khí quyển cao nhất bằng 1083.8MB, đo tại Agata, Siberia vào ngày 31/12/1968.

– Giá trị thấp nhất từng đo được là 870MB tại Thái Bình Dương, được ghi nhận vào ngày 12/10/1979.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến áp suất khí quyển là gì. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích phục vụ quá trình học tập cũng như trong đời sống hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *