Bait là gì? Các ý nghĩa liên quan đến Bait là gì?

Bait là gì? Thời gian gần đây, khi lướt mạng xã hội bạn sẽ thường xuyên bắt gặp từ “bait” hay “cắn bait”. Vậy bạn đã thực sự hiểu được ý nghĩa của cụm từ này chưa? Hãy đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm về cụm từ này nhé!

Bait là gì?

Bait trên thực tế đơn thuần chỉ là một danh từ tiếng Anh. Nghĩa của từ này trong tiếng Việt là “mồi câu cá”. Tuy nhiên nhờ trí tưởng tượng và liên tưởng phong phú của giới trẻ, danh từ này dần được phái sinh và trở thành một từ lóng được nhiều người sử dụng.

bait la gi
Bait là gì?

Theo như từ điển Urban Dictionary thì “bait” có nghĩa là “một hành động được thực hiện quá mức hiển nhiên. Ví dụ như “it was so bait that it was you who stole my phone” có nghĩa là “Đã quá hiển nhiên rằng mày là người đã ăn trộm điện thoại của tao”.

Tuy nhiên ở Việt Nam từ “bait” lại được sử dụng với nghĩa sát với nghĩa gốc nhiều hơn. Từ lóng này thường được đi thành các cụm từ như “thả bait”, “cắn bait” và được sử dụng thay thế cho những phiên bản thuần Việt khác là “thả thính” và “cắn thính”.

Các biến thể của Bait trên mạng xã hội

Thả bait là gì?

Trên mạng xã hội, các bạn trẻ sử dụng từ “bait” để chỉ hành vi “thả thính” trên các mạng xã hội. Ví dụ như một người vẫn chưa có mảnh tình vắt vai sẽ thường xuyên đăng tải những nội dung “thả bait” kiểu cần người nói chuyện quan tâm chăm sóc vẩn vơ như “trời lạnh thế này muốn được ôm ghê” chẳng hạn.

Nhiều người chính nhờ vào những dòng trạng thái đầy mùi “bait” đó mà lại có được người yêu như ý nguyện. “Thả bait” không khó tuy nhiên không phải ai cũng là người thả bait giỏi vì nó còn phụ thuộc nhiều vào tính cách, cách nói chuyện và nhiều khi cả ngoại hình của người bait nữa.

thả bait là gì
Thả bait hay thả thính

“Bait” – Miếng mồi dành cho người nhẹ dạ?

Ngoài ra, “bait” còn xuất hiện trên facebook trong nhiều trường hợp khác như “nghe có mùi bait”, “cắn bait”, … Tuy rằng cách sử dụng có hơi khác nhau nhưng đều mang chung một ý nghĩa chính là tỏ vẻ “giả ngu” để thu hút sự chú ý của người đó.

Những người này thường đã có hiểu biết nhất định và thậm chí là vô cùng am hiểu về một chủ đề nhưng là cố tình thể hiện rằng mình không biết và hỏi những câu vu vơ. Mỗi người sẽ có mục đích “thả bait” khác nhau nhưng đa phần sẽ chỉ bao gồm những mục đích cơ bản sau: thu hút sự chú ý, châm ngòi cho một cuộc chiến giữa các anh hùng bàn phím hoặc đơn thuần là thích dụ những người nhẹ dạ.

Việc “thả bait” để châm ngòi cho một cuộc chiến trên mạng xã hội không phải là một thứ gì đó quá mới mẻ. Điều này thậm chí còn rất quen thuộc trong các cộng đồng còn non trẻ với phần lớn thành viên còn tương đối nhỏ tuổi và “hiếu chiến” như cộng đồng fan K-Pop, cộng đồng Anime – Manga, …

Bạn sẽ chẳng khó khăn tí nào để có thể tìm thấy những bài viết kiểu như “Mình chỉ là người qua đường thôi mà thấy bạn này chẳng có sức hút gì cả. Ai có thể chỉ cho mình biết thêm được không?” đầy ngây thơ nhưng ở dưới phần comment lại chứa cả một bầu trời tranh cãi. Một khi tranh cãi càng được đẩy lên cao thì chủ nhân của những dòng chữ đó đã “thả bait” một cách vô cùng thành công rồi.

Có thể bạn quan tâm:
Bruh là gì? Ý nghĩa của cụm bruh moment và bruh girl
Simp là gì? Điều thú vị về Simp Nation có thể bạn chưa biết

Clickbait – Chỉ cần gây shock là đủ

Clickbait không còn là một khái niệm mới. Đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông và marketing. Dễ hiểu mà nói thì clickbait chính là phương pháp gợi sự tò mò khiến bạn phải click ngay vào một hình ảnh hay đường dẫn nào đó.

Cách này thường được sử dụng bằng cách đặt những tiêu đề gây shock nhưng trên thực tế nội dung thì chẳng hề như tiêu đề bạn đã thấy. Thậm chí còn có nhiều trường hợp nội dung còn không hề liên quan tới tiêu đề.

clickbait trên facebook
Clickbait là gì?

Đây là một phương pháp được sử dụng rất nhiều trong truyền thông và marketing bị người sử dụng vô cùng phản đối. Nguyên do chính là clickbait không khác gì việc “treo đầu dê bán thịt chó” cả và nó rất lãng phí thời gian cho người sử dụng.

Hàng ngày, bạn sẽ bắt gặp clickbait ở nhiều dạng khác nhau. Một ví dụ điển hình nhất chính là mẫu quảng cáo “Nhà tôi 3 đời” hay những video hướng dẫn mẹo hay trong đời sống.

Trên thực tế những mẹo vặt này lại chẳng hữu ích chút nào được phát đầy rẫy trên các trang mạng xã hội. Mục đích chính của những chiêu trò clickbait này đơn giản chỉ là để giữ chân khách hàng ở trên nền tảng của mình lâu hơn nhưng không hề quan tâm tới trải nghiệm của người sử dụng.

Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin bạn nên biết về bait là gì và những biến thể khác của từ này trên mạng xã hội. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin thú vị trong đời sống thì hãy thường xuyên truy cập vào Kiến thức máy móc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *