Cục đẩy công suất là gì? Phân loại, tác dụng và cách đấu nối

Cục đẩy công suất là gì? Cục đẩy công suất gồm có mấy loại, thiết bị này có tác dụng như thế nào? Đây là những câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi lựa chọn bộ dàn karaoke của mình. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến cục đẩy công suất vừa kể trên.

Cục đẩy công suất là gì?

Cục đẩy công suất là thiết bị được sử dụng để khuếch đại tín hiệu âm thanh ra loa. Chính vì thế, nó còn được gọi là cục đẩy âm thanh, cục công suất hoặc main công suất. Chúng được sử dụng trong nhiều hệ thống âm thanh lớn, cao cấp và chuyên nghiệp như: Sân khấu, hội trường, karaoke, đám cưới,…

Cục đẩy công suất là gì?
Cục đẩy công suất là gì?

Cục đẩy công suất sẽ kết hợp với các bàn mixer khi dùng trong hệ thống hội trường sân khấu. Thiết bị này sẽ kết hợp với vang số nếu sử dụng trong phòng hát karaoke chuyên nghiệp hay gia đình. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà nó đôi khi còn được ghép với các dòng amply.

Cách phân loại main công suất

Cục đẩy âm thanh được phân loại theo 2 tiêu chí là theo kênh và công suất. Cụ thể:

  • Phân loại theo kênh gồm có cục đẩy công suất 2 kênh, 3 kênh và 4 kênh.
  • Phân loại theo công suất gồm có thiết bị công suất nhỏ và công suất lớn.

Tìm hiểu tác dụng của cục đẩy công suất là gì?

Cục công suất sẽ nhận tín hiệu từ những nguồn phát như: Đầu DVD, bàn mixer âm thanh, micro không dây,… Sau đó khuếch đại ở dạng tần số, rồi chuyển tới loa để phát ra âm. Tóm lại, chức năng chính của cục công suất là tăng âm thanh cho cả bộ dàn theo nhu cầu của người sử dụng.

Ngoài tác dụng trên, thiết bị này còn có thể làm giảm độ méo tiếng của loa. Vì khi ta cung cấp đủ công suất để loa làm việc, âm thanh nó phát ra sẽ có lực và căng tròn hơn. Đồng thời, các thiết bị âm thanh trong dàn hoạt động ổn định, ít xảy ra chập cháy và hoạt động bền bỉ hơn.

Tìm hiểu các tác dụng của cuc đẩy công suất
Tìm hiểu các tác dụng của cuc đẩy công suất

Với dàn âm thanh có cục đẩy công suất thì việc hát sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với việc dùng amply karaoke công suất không đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm:
Công suất là gì? Công thức tính công suất và ý nghĩa

Một số tính năng nổi bật của cục đẩy công suất

  • Thiết bị này có công suất lớn nên có thể thay thế cho amply. Bởi amply là thiết bị được khuyên dùng cho phòng hát gia đình có diện tích nhỏ. Với dàn âm thanh karaoke gia đình và kinh doanh thì cục đẩy và vang số được sử dụng nhiều nhất. Vì cục đẩy có công suất lớn nên có thể tải được 1 – 2 cặp loa công suất lớn.
  • Cục đẩy công suất là thiết bị chiếm 41% chất lượng âm thanh của một dàn karaoke. Không những vậy, bạn còn được thưởng thức những âm thanh được xử lý thông minh và hiện đại. Sử dụng cục đẩy, tín hiệu âm thanh phát ra sẽ vang xa, rõ ràng và trung thực hơn.
  • Các jack cắm của thiết bị này được thiết kế vô cùng chắc chắn, các kết nối luôn đảm bảo an toàn và truyền tín hiệu một cách ổn định. Điều này giúp chất lượng âm thanh luôn tốt nhất, không gây khó chịu cho người nghe.
  • Thiết kế của các cục đẩy công suất luôn đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp bạn thể hiện phong cách riêng cho dàn âm thanh. Cục đẩy khi kết hợp với các thiết bị  âm thanh khác, luôn tạo ra được vẻ lịch sự, trang nhã, lịch sự và không kém phần hiện đại.

Nên sử dụng cục công suất khi nào?

Bạn nên sử dụng main công suất khi nào?
Bạn nên sử dụng main công suất khi nào?
  • Bạn nên dùng thiết bị này khi thấy âm thanh của dàn karaoke nhỏ, nghe chưa tới, không đủ để cảm thấy vừa tai. Sử dụng amply với công suất nhỏ mà không thể kéo lên được. Lúc này, bạn nên sử dụng cục đẩy để tăng sức mạnh cho bộ dàn.
  • Diện tích phòng lớn yêu cầu dàn âm thanh mạnh mẽ, chắc tiếng và dày. Bạn chơi những dòng nhạc tiết tấu nhanh, mạnh, uy lực và tiếng to như nhạc sàn, remix,…
  • Bên cạnh đó, thiết bị này còn được dùng trong dàn âm thanh gia đình cao cấp, kinh doanh chuyên nghiệp, quán bar, sân khấu lớn,…

Cách đấu nối cục đẩy công suất với một số thiết bị âm thanh khác

Thông thường, thiết bị này sẽ sử dụng kết hợp với một số thiết bị như: Loa karaoke, vang số và amply. Cách đấu nối các thiết bị này rất đơn giản, cụ thể:

Đấu nối cục đẩy với cục đẩy

Bạn đấu line tín hiệu bằng cách dùng dây Canon Đực – Cái. Sử dụng trong trường hợp có nhiều cục đẩy trong cùng 1 bộ dàn âm thanh.

Cách đấu nối 2 cục đẩy công suất với nhau
Cách đấu nối 2 cục đẩy công suất với nhau

Đấu nối cục đẩy với loa

  • Đấu 2 kênh: Đây là cách đấu thường sử dụng đối với loa Full, thông qua cọc kết nối dây loa hoặc khóa loa chuyên nghiệp Neutrik / Speakon.
  • Đấu Bridge Mono: Các đấu này dùng để kéo loa Sub hơi. Bạn sử dụng 2 cọc dương của trạm để kéo tải, một cọc sẽ thành cọc âm.
  • Đấu nối Parallel Mono: 2 cọc dương của các thiết bị sẽ được đấu nối với nhau. Bạn bật công tắc đổi ngõ nhập sang Parallel nếu dùng đường 70V nếu muốn kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 chuyển sang chế độ 70V.

Đấu nối cục đẩy với amply

Bạn kết nối đường Line Out và Input (line in) của cục đẩy với nhau bằng dây AV. Sau đó thì đấu nối công suất ra loa như bình thường. Khi đó, amply sẽ giữ vai trò làm vang. Cho nên, bạn có thể tận dụng công suất của amply để kéo cặp loa có công suất thích hợp.

Đấu nối cục đẩy với vang số

Bạn kết nối 2 thiết bị với nhau thông qua dây Canon Đực – Cái.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin liên quan đến cục đẩy công suất là gì? Thiết bị này không chỉ giúp khuếch đại âm thanh mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đặc biệt cục đẩy công suất có thể phối kết hợp với nhiều thiết bị âm thanh khác nhau khá dễ dàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *