Điền trang là gì? Thái ấp là gì? Chúng có gì khác biệt?

Điền trang và thái ấp là 2 thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt là thời nhà Trần. Vậy bạn có biết điền trang là gì, thái ấp là gì không? Điền trang và thái ấp có gì giống và khác nhau? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về 2 thuật ngữ này nhé!

Điền trang là gì?

Khái niệm điền trang

Điền trang - kết quả quá trình khai khẩn đất hoang
Điền trang – kết quả quá trình khai khẩn đất hoang

Điền trang là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những vùng đất rộng lớn mà các vương hầu, quý tộc hay là người thuộc dòng dõi hoàng gia như công chúa, phò mã… chiêu tập những người dân phiêu tán, không có tài sản về để làm nô tì và khai khẩn đất hoang.

Nói cách khác thì điền trang là tài sản có được do người trong hoàng gia triệu tập nô tỳ đi khai hoang. Chính vì vậy mà những vùng đất này sẽ thuộc quyền sở hữu của tư nhân, chủ sở hữu có quyền truyền lại vùng đất đó cho các thế hệ sau.

Dựa vào nhiều tư liệu thì các nhà sử học cho rằng các vùng điền trang dưới thời Trần thuộc các khu vực như: Hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình), Phất Lộc (Thái Bình), An Lạc (huyện Bình Lục, Hà Nam ngày nay), Tô Xuyên, Cổ Nhuế (Hà Nội)…

Lịch sử hình thành nên chế độ điền trang?

– Từ năm 1226, điền trang đã bắt đầu được thành lập dưới sự cho phép của triều đình nhà Trần.

– Khoảng thế kỷ 14 chính là thời kỳ hưng thịnh nhất của điền trang. Nhiều điền trang sở hữu quy mô lớn, có thể lên đến hàng nghìn mẫu cùng hàng trăm nô tỳ.

– Cuối thế kỷ 14, chế độ điền trang đã bắt đầu gặp khủng hoảng. Đặc biệt, phép “hạn điền” do nhà Hồ đặt ra đã khiến cho việc lập điền trang bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, Hồ Quý Ly đã áp dụng chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế cũng như xóa bỏ phần lớn ruộng đất của dòng dõi hoàng gia thời nhà Trần.

– Đến thời Hậu Lê thì chế độ điền trang vẫn còn tồn tại nhưng số lượng rất ít và bị triều đình kìm hãm.

Phân loại điền trang

Điền trang có 2 hình thức sản xuất nông nghiệp, đó chính là: đại điền trang và tiểu điền trang, cụ thể:

Hình ảnh tiểu điền trang
Hình ảnh tiểu điền trang

Đại điền trang

– Đại điền trang là vùng đất có quy mô lớn, có thể lên đến hàng ngàn hecta, sử dụng hình thức canh tác là lối quảng canh nên năng suất thấp.

– Đại điền trang thường do các đại điền chủ sở hữu. Họ là người nắm giữ 60% diện tích đất đai trên tổng diện tích vùng mặc dù chỉ chiếm khoảng 5% tổng dân số. Trong khi đó thì người dân không có ruộng đất sẽ đi làm thuê tại các đại điền trang này.

Tiểu điền trang

– Tiểu điền trang chính là vùng đất có quy mô nhỏ, chỉ rơi vào khoảng dưới 5 hecta do các hộ nông dân sở hữu.

– Tiểu điền trang chủ yếu được người dân sử dụng để trồng cây lương thực, theo hình thức tự cung tự cấp.

Thái ấp là gì?

Khi nhắc đến khái niệm điền trang là gì thì chúng ta không thể bỏ qua thuật ngữ thái ấp. Thái ấp chính là một phần ruộng đất mà vua ban thưởng cho quan lại, công thần hay là quý tộc giống như một phần bổng lộc.

Thái ấp - phần bổng lọc do vua ban thưởng
Thái ấp – phần bổng lọc do vua ban thưởng

Thái ấp chính là một loại tài sản riêng. Người được cấp thái ấp có quyền sở hữu, chuyển nhượng hoặc là truyền cho người thừa kế theo ý của mình.

Thái ấp còn được hiểu là một phần đãi ngộ do vua ban cho công hầu, người thân cận trong hoàng gia khi mà họ lập được công lớn. Tuy nhiên, chủ sở hữu thái ấp chỉ có thể sử dụng cũng như hưởng lợi từ thái ấp như: xây dựng quân đội, xây dựng phủ đệ, thu tô, thu thuế… chứ không được coi như là tài sản riêng.

Như vậy, thái ấp vừa là nơi ở của chủ sở hữu, cũng vừa là căn cứ quân sự hay nơi sản xuất nông nghiệp. Vì thái ấp có quy mô nhỏ, chỉ bằng 1 – 2 làng xã nên thường tập trung ở vùng đồng bằng.

Ngoài ra thì tất cả ruộng đất được cấp làm thái ấp đều thuộc quyền sở hữu riêng của nhà nước. Thái ấp còn được xem như là hệ thống đất đai đặc biệt bởi chỉ có thời nhà Trần mới có đất đai dành riêng cho tầng lớp quý tộc.

Hệ thống thái ấp nhà Trần nằm ở vùng phía Đông và phía Nam của Thăng Long – đây được coi là vùng đất có thế mạnh về mặt quân sự.

Ngoài ra còn có một số thái ấp tiêu biểu của thời Trần như: Vạn Kiến (Hải Dương) của Trần Hưng Đạo, Quắc Hương (Hà Nam) của Trần Thủ Độ, Diễn Châu (Nghệ An) của Trần Quốc Khang, Chí Linh (Hải Dương) của Trần Quốc Chân…

Phân biệt điền trang và thái ấp

Có thể phân biệt hai hình thức sở hữu ruộng đất thái ấp và điền trang dựa vào những yếu tố dưới đây:

Điền trang thường nghiêng về tính chất kinh tế
Điền trang thường nghiêng về tính chất kinh tế

 

Điền trang Thái ấp
Sự hình thành, phát triển – Điền trang hình thành từ việc khai khẩn đất hoang của các vương hầu, quý tộc và có khả năng phát triển cũng như mở rộng thêm. – Thái ấp mang tính chất sẵn có và không có khả năng mở rộng bởi vì chúng do vua ban cho quan lại, quý tộc.

 

Người sở hữu/sử dụng

 

– Điền trang thuộc quyền sở hữu của vương hầu, người thuộc dòng dõi của hoàng gia.

 

– Thái ấp thuộc quyền sở hữu của các quý tộc, hoàng tộc và quan lại khi giành được công lao.

 

Quyền của chủ sở hữu

 

– Đất được khai hoang ở điền trang thì sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu.

 

– Thái ấp là tài sản công nên thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Chủ sở hữu có thể thu tô, thu thuế, xây dựng phủ đệ hay là đội quân ở đó.

 

Quy mô

 

– Điền trang có quy mô lớn, có thể lên đến hàng nghìn mẫu với hàng trăm nô tỳ.

 

– Thái ấp có quy mô nhỏ hơn điền trang và chỉ tương đương với 1 – 2 làng xã.
Vị trí

 

– Điền trang thường nằm ở ven sông để thuận lợi cho việc trồng trọt cũng như canh tác.

 

– Thái ấp thường được đặt ở những vị trí trọng yếu bởi nó là cơ sở chính trị, nơi xây phủ đệ, xây dựng quân đội.

 

Tính chất

 

– Điền trang thường nghiêng về tính chất kinh tế.

 

– Thái ấp lại mang nặng tính chất quân sự và phòng thủ.

 

Vai trò của thái ấp và điền trang trong thời phong kiến

Sự hình thành của 2 hình thức sở hữu ruộng đất này đều mang lợi ích về mặt kinh tế cũng như phục vụ cho mục đích quốc phòng, chính trị. Trong đó:

Điền trang - cách hiệu quả để cải tạo đất hoang
Điền trang – cách hiệu quả để cải tạo đất hoang

– Điền trang là một cách hiệu quả để cải tạo đất hoang thông qua quá trình lao động và sản xuất.

– Thái ấp vừa giúp cho quý tộc nhận được bổng lộc, vừa phục vụ cho mục đích chính trị và quốc phòng.

Sự kết hợp của điền trang và thái ấp là để xây dựng kinh tế, quốc phòng và gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Sự kết hợp này còn góp phần đẩy lùi quan hệ sản xuất phong kiến và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

– Chế độ điền trang – thái ấp đã kích thích sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa; là động lực cho thủ công nghiệp cũng như thương nghiệp phát triển thông qua quá trình sở hữu tư nhân về đất đai.

– Sự phát triển của điền trang giúp mở rộng đất đai, góp phần tăng diện tích đất canh tác. Từ đó, nền nông nghiệp nước ta sẽ vươn lên tầm cao mới. Hệ thống thái ấp từ đó cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc bảo vệ đất nước.

– Nhờ việc sử dụng chế độ điền trang – thái ấp một cách hợp lý mà nhà Trần đã trở nên hùng mạnh cả về kinh tế và quốc phòng. Đó cũng chính là một trong những yếu tố góp phần vào chiến thắng 3 lần trước quân xâm lược Nguyên Mông lừng lẫy.

Như vậy bạn đã hiểu được điền trang là gì, thái ấp là gì rồi đúng không nào? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hay và bổ ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *