Dữ liệu là một khái niệm bạn thường xuyên bắt gặp trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, đặc biệt là công nghệ thông tin. Vậy định nghĩa chính xác của dữ liệu là gì bạn đã biết? Hãy cùng Kiến thức máy móc tìm hiểu về khái niệm dữ liệu trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Dữ liệu là gì?
Dữ liệu hay data có khái niệm tổng quát là tập hợp của các dữ kiện nhỏ hơn như số, từ, phép đo, quan sát hay những mô tả về một sự vật xác định. Hiện nay dữ liệu là một khái niệm được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như tính toán hay công nghệ máy tính. Ở mỗi lĩnh vực, khái niệm này sẽ có một số khác biệt nhỏ.
Dữ liệu là gì trong tính toán
Khái niệm
Trong tính toán, dữ liệu được hiểu chung là tập hợp của các mệnh đề phản ánh thực tại. Những mệnh đề bao gồm nhiều dạng khác nhau. Các mệnh đề có thể bao gồm các dạng khác nhau của thông tin như số, từ, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng tương tự theo quy định tại điều 4 của Luật Giao dịch điện tử Việt Nam.
Một số dữ liệu quan trọng và phổ biến nhất trong đời sống chính đo đạc hay các thông tin thu được từ việc quan sát một đại lượng xác định biến đổi theo thời gian.
Dữ liệu thô là gì?
Dữ liệu thô là một khái niệm nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tính toán. Khái niệm này có thể hiểu theo nghĩa rộng chính là các số, ký tự, hình ảnh hay các ký hiệu của các kết quả được chuyển đổi từ các lượng vật lý thông qua các thiết bị chuyên dụng. Dữ liệu thô sẽ phải thông qua xử lý bởi người hoặc máy tính trước khi được sử dụng tiếp.
Chính vì vậy mà bản chất của dữ liệu thô chính là những dữ liệu đầu vào của chu trình xử lý dữ liệu. Dữ liệu thô sau khi qua xử lý ở chu trình này có thể tiếp tục trở thành dữ liệu thô của những chu trình xử lý dữ liệu sau để trở thành bậc cao hơn.
Dữ liệu trong công nghệ máy tính
Khái niệm
Trong công nghệ máy tính thì dữ liệu được định nghĩa là bất ký một chuỗi ký hiệu có trình tự để thể hiện một ý nghĩa xác định. Chuỗi ký hiệu này có thể dùng để giải nghĩa cho một hành động cụ thể nào đó.
Những dữ liệu trong máy tính sẽ cần phải thông qua xử lý để trở thành thông tin. Quá trình xử lý này sẽ phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau bao gồm người (hoặc vật) tạo ra dữ liệu và thông tin muốn chiết xuất được từ lượng dữ liệu đó.
Đa phần các dữ liệu sẽ thường có thêm nhân tố thời gian, đặc biệt là các dữ liệu liên quan đến sự kiện hoặc một quy trình vật lý
Một số loại dữ liệu
Dữ liệu số
Dữ liệu số là loại dữ liệu được biểu diễn bằng hệ số nhị phân bao gồm 1 chuỗi các số 1 và 0. Dữ liệu này được sử dụng phổ biến và có mặt trên tất cả các hệ thống máy tính hiện nay. Tuy nhiên, các dữ liệu thường được lưu trữ trong máy tính dưới dạng dữ liệu nối tiếp và chỉ được chuyển đổi thành tín hiệu số nếu cần sử dụng. Ngoài ra, các dữ liệu biểu diễn số lượng, tính chất hay các ký hiệu hoạt động thường được lưu trữ trên ổ cứng máy tính dưới dạng tín hiệu điện.
Chương trình
Các chương trình máy tính cũng là một dạng dữ liệu đặc biệt bao gồm các chuỗi mã lệnh được xây dựng để điều khiển hoạt động của máy tính và các dạng thiết bị điện tử khác.
Siêu dữ liệu (Big data)
Đây là một khái niệm mới và đang được sử dụng rất nhiều hiện nay. Big data hay siêu dữ liệu là một khái niệm được sử dụng để chỉ dữ liệu với khối lượng khổng lồ có dung lượng lê tới petabyte hoặc cao hơn. Một trong những đặc điểm đặc trưng của loại dữ liệu này chính là khả năng phát triển nhanh chóng theo cấp số nhất.
Dung lượng lớn cùng sự phát triển nhanh chóng khiến đây trở thành loại dữ liệu vô cùng khó để quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả với những công cụ quản lý hiện nay. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà đây cũng là một công nghệ mà nhiều ông lớn trong ngành công nghệ số muốn kiểm soát để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả.
Cách lưu trữ dữ liệu trong công nghệ máy tính
Bộ nhớ của máy tính bao gồm một địa chỉ và một byte/word của bộ nhớ dữ liệu. Những dữ liệu này sẽ được lưu vào các cơ sở dữ liệu quan hệ trong máy tính dưới dạng các bảng hoặc cơ sở dữ liệu SQL.
Dữ liệu có thể được tổ chức thành các loại cấu trúc khác nhau như mảng, đồ thị và đối tượng. Những cấu trúc dữ liệu này có thể lưu đa dạng các loại dữ liệu khác nhau bao gồm số, chuỗi và thậm chí là các cấu trúc dữ liệu nhỏ hơn. Các dữ liệu này có thể di chuyển trong và ngoài máy tính thông qua các thiết bị ngoại vi.
Ngoài ra, hệ thống máy tính cũng phân chia các dữ liệu thành 3 trạng thái để dễ dàng hơn trong việc quản lý là dữ liệu được lưu trữ, dữ liệu đang vận chuyển và dữ liệu đang sử dụng.
Ứng dụng của dữ liệu trong đời sống
Dữ liệu có ứng dụng vô cùng lớn trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau. Chúng ta có thể liệt kê những ứng dụng sau đây:
- Y tế: Các dữ liệu như hồ sơ bệnh án hiện nay đều được lưu trữ lại trở thành nguồn tư liệu vô cùng hữu dụng phục vụ cho công việc chuẩn đoán, chữa bệnh và các nghiên cứu nhằm tìm ra cách chữa cho các loại bệnh nan y.
- Giáo dục: Các dữ liệu học tập được lưu trữ khiến bạn có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
- An ninh: Các thông tin về tội phạm được lưu trữ để kiểm soát, đảm bảo an toàn, an ninh cho xã hội
- Nghiên cứu môi trường: Các dữ liệu về môi trường thu thập được sẽ giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu và khắc phục các vấn đề môi trường.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm dữ liệu là gì. Đừng quên thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết mới nhất nhé!