Logistics là gì khi đây là một thuật ngữ cơ bản và cũng là tên gọi của một ngành đang ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc với người Việt Nam.Tuy nhiên vẫn còn nhiều người không có được hình dung cụ thể về bản chất cũng như cách hoạt động của ngành này nhé! Bài viết dưới đây của Kiến thức máy móc sẽ giới thiệu tới bạn một số kiến thức cơ bản cần biết khi tìm hiểu nhé!
Contents
Logistics là gì?
Logistics là một từ tiếng Anh chuyên ngành có gốc Hy Lạp được hiểu tương đương với khái niệm “Hậu cần” trong tiếng Việt. Tổng quan thì logistic chính là một ngành cung ứng tổng thể bao gồm các hoạt động dịch vụ liên quan tới hàng hóa như đóng gói bao bì, xử lý các thủ tục nhập kho, lưu kho, vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
Và thực hiện các thủ tục giấy tờ khác như hải quan, nhập mã số. Thậm chí Logistic còn bao hàm các hoạt động giao hàng và tư vấn cho khách hàng. Tất cả các dịch vụ này đều nằm trong phạm vi của ngành Logistics.

Những hoạt động trên đối với các doanh nghiệp cũ đều có các phòng ban phụ trách. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những doanh nghiệp Logistics, những công ty chuyên trách cho những dịch vụ nằm trong mảng này để giảm thiểu các gánh nặng phòng ban cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
Hiện nay Logistics đang là một trong những ngành có tiềm năng phát triển nhất hiện nay khi nước ta đang chứng kiến sự phát triển và hình thành của vô số các công ty Logistics trong môi trường đang có một sự cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ.
Định nghĩa Logistic
Khái niệm đưa ra ở trên mới chỉ là một cái nhìn cụ thể hóa nhưng chưa bao quát được hết chính xác khái niệm Logistics hiện đại. Khái niệm này đã được Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng CSCMP phát biểu như sau:
“Quản trị Logistics là một phần trong hoạt động của chuỗi cung ứng hàng hóa thị trường. Hệ thống quản trị này bao gồm các công việc: hoạch định chiến lược, thực hiện kế hoạch, kiểm soát quy trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ. Việc này bao gồm các việc theo dõi và lưu trữ các thông tin liên quan tới quá trình vận chuyển và lưu trữ của sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.”

Các hoạt động cơ bản của Logistics
Những hoạt động cơ bản và cụ thể của quản trị Logistics bao gồm:
- Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
- Quản trị và thiết lập mạng lưới logistic ở mức độ doanh nghiệp
- Quản lý các thành phần của quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa như tàu xem kho bãi
- Quản lý hàng hóa xuất – nhập và thực hiện các đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng
- Quản trị số lượng hàng hóa tồn kho
- Quản trị hoạch định cung – cầu và các nhà cung cấp dịch vụ thứ ba
Ở một vài mức độ thì Logistic còn có thể bao gồm một vài hoạt động khác như:
- Tìm kiếm nguồn ra – vào của nguồn hàng
- Hoạch định các hoạt động sản xuất và đóng gói sản phẩm
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Quy trình hoạt động của Logistics

Vậy Logistics hoạt động theo quy trình như thế nào để đảm bảo hệ thống công việc đồ sộ kia hoạt động một cách trơn tru và ổn định? Bản thân Logistics không đơn thuần chỉ là hoạt động cung cấp dịch vụ của một bên thứ ba mà nó còn là một bộ phận cốt lõi của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà quy trình hoạt động Logistic ở mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng cần phải đảm bảo được các hoạt động cơ bản sau:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Dự báo tiềm năng và thông tin phân phối hàng hóa
- Kiểm soát lưu kho và vận chuyển hàng hóa
- Quản lý quá trình của đơn hàng
- Gom, đóng gói, xếp dỡ và phân loại hàng hóa
Ngoài ra Logistics còn bao gồm cả các hoạt động giao chuyển sản phẩm tới tận tay khách hàng.
Dữ liệu là gì? Ứng dụng của dữ liệu trong đời sống
Internet là gì? Ứng dụng của Internet trong đời sống
Các hình thức của Logistics là gì?
Hiện nay, hình thức Logistics được phân chia thành 4 loại khác nhau bao gồm:
1 PL Logistics
1 PL Logistics hay còn gọi là First Party Logistics là hình thức đầu tiên của Logistics. Với hình thức này, doanh nghiệp sản xuất sẽ tự thực hiện và chịu trách nhiệm với toàn bộ các hoạt động của Logistics như lưu trữ, xuất – nhập khẩu cho tới giao hàng tới tay người mua.
2 PL Logistics
2 PL Logistics hay còn gọi là Second Party Logistics là hình thức tiếp theo của Logistics. Doanh nghiệp sản xuất sẽ kết hợp cơ sở vật chất và đội ngũ của mình và dịch vụ thuê ngoài để vận hành, quản trị Logistics

3 PL Logistics
3 PL Logistics hay còn gọi là Third Party Logistics là hình thức thứ ba của Logistics. Doanh nghiệp sản xuất sẽ sử dụng công ty Logistics chuyên nghiệp để thực hiện 1 hoặc vài hoạt động, dịch vụ Logistics.
4 PL Logistics
4 PL Logistics hay còn gọi là Forth Party Logistics là hình thức cuối cùng của Logistics. Đây là hình thức mà doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của bên thứ ba là công ty Logistics chuyên nghiệp và ủy quyền toàn bộ quy trình quản trị logistics của doanh nghiệp
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm Logistics là gì, Nếu bạn muốn đọc thêm những bài viết có nội dung tương tự, hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật nội dung mới sớm nhất nhé!