Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống là gì? Ý nghĩa, bài học

Từ xưa ông cha ta thường sử dụng những câu ca dao, tục ngữ để đúc kết kinh nghiệm của mình và truyền lại cho thế hệ sau. Một trong số đó có câu tục ngữ “Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”. Vậy nội dung của câu tục ngữ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về câu tục ngữ này nhé!

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ý nghĩa là gì?

Câu tục ngữ nhất nước nhì phân tam cần tứ giống muốn nói lên kinh nghiệm trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Đặc biệt, kinh nghiệm trồng trọt này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Trong đó 4 yếu tố “nước”, “phân”, “cần” và “giống” là 4 yếu tố đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi canh tác. Cụ thể như sau:

Giải thích câu tục ngữ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống

Nghệ thuật của câu Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Nghệ thuật của câu Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

– “Nhất nước”: Để canh tác thì chúng ta phải có nguồn nước tưới tiêu. Nước chính là yếu tố quan trọng nhất và được ông cha ta đặt lên hàng đầu. Tương tự như việc chúng ta ăn uống hằng ngày để có năng lượng sống thì nước chính là thứ mà cây trồng cần nhất.

– “Nhì phân”: Thực tế thì chỉ nước thôi là không đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng phát triển, chống lại được sâu hại và dịch bệnh. Tuy nhiên, phân bón cũng phải được bón đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời vụ thì mới cho ra được kết quả tốt. Chúng ta cũng không được lạm dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hay là thuốc tăng trưởng để kích thích cho cây trồng phát triển. Bởi điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

– “Tam cần”: Yếu tố quan trọng tiếp theo là “cần”. Cần ở đây là cần cù, cần mẫn, chuyên cần. Tức là cần phải có sức lao động cũng như sự chăm sóc kỹ càng, tỉ mỉ của người nông dân thì cây trồng mới có thể phát triển và cho kết quả tốt. Mở rộng ra tức là yếu tố lao động còn cần có chuyên môn và kinh nghiệm; lao động có kỹ thuật càng cao thì kết quả cho ra sẽ càng chất lượng.

– “Tứ giống”: Cuối cùng chính là hạt giống. Chất lượng hạt giống có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây trồng sau này. Hạt giống có khỏe thì cây trồng mới có điều kiện để phát triển. Vì vậy người nông cần cần phải dựa trên yêu cầu và mục đích của mình để tiến hành lựa chọn hạt giống sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, tùy vào đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu, mỗi nơi sẽ phù hợp với mỗi loại cây khác nhau. Do đó cần phải nghiên cứu tạo giống tốt, phù hợp với từng địa phương.

Mối quan hệ giữa 4 yếu tố “nước”, “phân”, “cần” và “giống”

Cơ sở thực tế của câu Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Cơ sở thực tế của câu Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Đây chính là 4 yếu tố bổ trợ cho nhau và không thể tách rời. Giả sử, bạn có chăm chỉ và cần cù đến đâu, có tưới tiêu và bón phân đầy đủ nhưng hạt giống bạn chọn có vấn đề thì bạn cũng sẽ không thu được kết quả như mong muốn.

Tương tự, nếu bạn có hạt giống tốt, có tưới tiêu hằng ngày và tích cực chăm bẵm nhưng bạn lại không bón phân thì cây trồng cũng khó phát triển và rất dễ chết.

Chính vì vậy để có được mùa màng bội thu thì chúng ta vẫn nên kết hợp cả 4 yếu tố trên.

Tuy vậy, tầm quan trọng của “nước”, “phân”, “cần” và “giống” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Bởi ở các vùng đất và khí hậu khác nhau thì các yếu tố ưu tiên này cũng sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp.

Giá trị của câu tục ngữ nhất nước nhì phân tam cần tứ giống

Tục ngữ được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh bởi nó mang trong mình 3 chức năng cơ bản của văn học, đó chính là: chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục. Tuy nhiên “vật đổi sao dời”, liệu câu tục ngữ có từ ngàn xưa này có còn giữ được vẹn nguyên giá trị của nó không? Câu trả lời là “Có” nhưng mà chưa đủ.

Bài học của câu nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
Bài học của câu nhất nước nhì phân tam cần tứ giống

Ngày nay thì diện tích đất canh tác đang ngày càng ít đi, nhân lực canh tác cũng đang giảm dần. Vì vậy mà đòi hỏi cần có phương pháp tối ưu hơn cho việc tiếp tục trồng trọt. Một yếu tố nữa mà chúng ta cần phải quan tâm đó chính là công nghệ – kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của máy móc cùng thiết bị mà chúng ta có thể can thiệp một cách có hiệu quả vào quá trình canh tác.

Chúng ta có thể sử dụng xe kéo, máy cày để tăng năng suất lao động, đồng thời giảm đi sức lực và thời gian. Tương tự, có thể áp dụng các phương pháp khoa học, tác động lên hạt giống, cải tiến giống để tạo ra nhiều giống mới cho năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn.

Mặc dù là như vậy nhưng chúng ta không thể phủ nhận được kinh nghiệm quý báu từ câu tục ngữ này. Cũng nhờ đó mà người đời sau mới có thể phát huy và đưa ngành nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển hơn. Do đó chúng ta cần phải ghi nhớ ý nghĩa và lời răn dạy từ các câu tục ngữ một cách có chọn lọc và linh hoạt. Biến những kinh nghiệm quý báu đó trở thành nền tảng để phát triển ở cả hiện tại và trong tương lai.

Như vậy bạn đã hiểu được ý nghĩa của câu nhất nước nhì phân tam cần tứ giống rồi đúng không nào. Câu tục ngữ vẫn mang trong mình giá trị riêng. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu một cách linh hoạt, không thể rập khuôn theo một nguyên tắc nào cả.

Để biết thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *