Phó từ là gì lớp 6? Phân biệt phó từ với trợ từ

Tiếng Việt sở hữu hệ thống từ loại vô cùng phong phú, trong đó có phó từ. Vậy bạn có hiểu phó từ là gì không? Phó từ gồm những loại nào? Phó từ và trợ từ có gì khác nhau? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về từ loại này nhé!

Phó từ là gì? Cho ví dụ

Thế nào là phó từ?

Có thể hiểu đơn giản phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác như tính từ, động từ và trạng từ có tác dụng là bổ sung cũng như giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.

Phó từ - từ đi liền với tính từ, động từ, trạng từ
Phó từ – từ đi liền với tính từ, động từ, trạng từ

Ví dụ phó từ:

– Các phó từ có thể đi kèm cùng với động từ là: đã, từng, chưa, đang…

– Các phó từ có thể đi kèm cùng với tính từ là: quá, lắm, hơi, khá…

Các loại phó từ

Có 7 loại phó từ phổ biến thường được sử dụng, cụ thể như sau:

– Chỉ quan hệ thời gian bao gồm các từ như: đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ, vừa. Nó thường đứng trước động từ và tính từ.

Ví dụ: Cô ấy đang kể câu chuyện về hành trình du lịch của mình.

– Chỉ quan hệ bao gồm có các từ như: thật, rất, lắm, bởi, cực kì. Nó có thể đứng trước hoặc là sau tính từ, động từ.

Ví dụ: Chiếc xe đạp này rất đẹp.

– Chỉ sự tiếp diễn tương tự bao gồm những từ như: cũng, vẫn, đều, cứ, còn. Nó thường đứng trước động từ và tính từ.

Ví dụ: Không chỉ vẽ tranh mà Lan còn biết đánh đàn.

– Chỉ sự phủ định bao gồm những từ như: không, vẫn chưa, chẳng. Nó thường đứng trước động từ và tính từ.

Ví dụ: Vì trời mưa lớn nên tôi không thể ra khỏi nhà được.

– Chỉ sự cầu khiến gồm từ “đừng” và nó sẽ đứng trước tính từ và động từ.

Ví dụ: Đừng làm gì khiến bản thân cảm thấy hối hận.

– Chỉ kết quả, hướng gồm các từ là: vào, ra, được, lên, xuống. Nó đứng sau động từ và tính từ.

Ví dụ: Chiếc xe ô tô bất ngờ bị lăn xuống dốc.

– Chỉ khả năng gồm các từ: mất, được và nó đứng sau động từ và tính từ.

Ví dụ: Nhờ học hành chăm chỉ mà tôi đã được thưởng một chuyến du lịch.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì phó từ được chia thành 2 loại chính, đó là: phó từ đứng trước tính từ, động từ và phó từ đứng sau tính từ, động từ.

Tác dụng của phó từ là gì?

Như trong sách giáo khoa môn Ngữ văn của lớp 6 thì phó từ được hiểu là loại từ được sử dụng để đi kèm cũng như bổ trợ cho trạng từ, tính từ và động từ. Như vậy, mục đích chính của phó từ là để hỗ trợ; bổ trợ cho các trạng từ, động từ hoặc là tính từ được rõ ràng, có ý nghĩa hơn trong văn viết; trong giao tiếp hàng ngày.

Ví dụ về tác dụng của phó từ
Ví dụ về tác dụng của phó từ

Phó từ sẽ không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động hay các tính chất giống như là tính từ, danh từ hoặc động từ. Do đó mà phó từ còn được coi như là một loại hư từ; còn thực từ là để chỉ các từ loại như tính từ, động từ và danh từ.

Đặc biệt, phó từ sẽ không được đi kèm cùng với danh từ; nó chỉ được đi cùng với động từ và tính từ. Ví dụ: Chúng ta có thể nói là “đừng đi” hoặc “quá đẹp”. Tuy nhiên chúng ta lại không thể nói rằng “đừng giáo viên” hay “quá ô tô”.

Cách sử dụng phó từ như thế nào?

Sử dụng phó từ trong trường hợp muốn bổ sung cũng như là làm rõ hơn về ý nghĩa  cho động từ hoặc tính từ. Ví dụ như bạn muốn bổ trợ thêm cho ý nghĩa về thời gian cho từ chính thì có thể dùng thêm một số phó từ như: đã, từng, sắp, sẽ… đứng trước từ chính.

Có 2 cách để bạn sử dụng phó từ như sau:

– Đặt phó từ ở đằng trước tính từ, động từ: Khi đứng ở vị trí này thì chúng sẽ có chức năng diễn đạt rõ ràng hơn về ý nghĩa cho hành động, đặc điểm hoặc là trạng thái của sự vật… khi được nêu tại động từ. Còn đối với trước tính từ thì chúng sẽ thể hiện rõ ràng hơn về mức độ, sự tiếp diễn, thời gian, sự cầu khiến hoặc là phủ định.

– Đặt phó từ ở đằng sau động từ, tính từ: Tại đây thì chức năng của phó từ nhằm bổ trợ cho ý nghĩa về khả năng thực hiện, kết quả, hướng hoặc là mức độ.

Phân biệt phó từ với trợ từ

Phó từ và trợ từ là hai khái niệm thường rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt rõ ràng hơn về loại từ này thì chúng ta cần phải xét dựa trên ngữ pháp và ngữ nghĩa, cụ thể như sau:

Phân biệt phó từ và trợ từ
Phân biệt phó từ và trợ từ

Theo ngữ pháp:

– Vị trí của phó từ thường sẽ được đặt trước hoặc cũng có thể đặt sau từ trung tâm (từ chính).

– Vị trí của trợ từ thì chúng có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu bởi chúng không có sự ảnh hưởng hay là mối liên hệ với từ chính. Do đó mà khi bạn lược bỏ trợ từ thì vẫn đảm bảo rằng câu vẫn đầy đủ kết cấu ngữ pháp.

Theo ngữ nghĩa:

– Phó từ có mục đích chính là bổ sung cũng như là làm rõ hơn về mặt ý nghĩa cho từ chính. Có thể để chỉ về thời gian, mức độ hoặc là tần suất…

– Chức năng của trợ từ là mang lại thêm nhiều sắc thái ngữ nghĩa cho câu văn. Bên cạnh đó còn giúp cho người nói, người viết dễ dàng thể hiện được cảm xúc của mình tốt hơn trong giao tiếp hoặc là văn viết.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến phó từ là gì. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, phục vụ quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Nếu bạn có thắc mắc nào khác liên quan đến từ loại này thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *