Trạng từ – một trong những loại từ quan trọng trong tiếng Việt. Vậy bạn có biết trạng từ là gì không? Phân loại, chức năng của trạng từ là gì? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu về từ loại này nhé!
Contents
Trạng từ là gì tiếng Việt?
Thế là nào trạng từ?
Trạng từ là một thành phần phụ trong câu; vai trò của trạng từ là giúp bổ sung các cột mốc xác định địa điểm, thời gian, nơi chống, nguyên nhân, mục đích… của sự việc, sự vật hay hiện tượng được nhắc đến trong câu.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì trạng từ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện… để bổ nghĩa cho các cụm chủ ngữ, vị ngữ ở trong câu.
Ngoài ra thì trong tiếng Việt, trạng từ có thể là một ngữ, một từ hay cụm chủ vị và chúng thường được đứng ở đầu câu; được ngăn cách bởi dấu phẩy. Trong một số trường hợp thì trạng từ cũng có thể đứng ở giữa hoặc cuối cầu làm vai trò là từ nối.
Ví dụ về trạng từ: Hôm qua, chúng tôi đi chơi công viên. Trong câu này thì từ “hôm qua” chính là trạng từ để trả lời cho câu hỏi là khi nào.
Chức năng của trạng từ là gì?
Trạng từ thường có những chức năng chính như sau:
– Bổ nghĩa cho động từ.
– Bổ nghĩa cho tính từ.
– Bổ nghĩa cho trạng từ khác.
– Bổ nghĩa cho cả câu.
– Bổ nghĩa cho các từ loại khác như: đại từ, cụm danh từ hay từ hạn định.
Các loại trạng từ là gì?
Trong tiếng Việt thì trạng từ sẽ có nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Trạng từ chỉ thời gian
Trạng từ chỉ thời gian là những từ dùng để xác định khoảng thời gian diễn ra hiện tượng, sự vật, sự việc xuất hiện trong câu. Đồng thời, chúng cũng sẽ trả lời cho câu hỏi “mấy giờ?”, “khi nào?”, “bao giờ?”.
Ví dụ: Ngày hôm qua, mưa rất to. Trong câu này thì trạng từ là “ngày hôm qua”.
Trạng từ chỉ nơi chốn
Trạng từ chỉ nơi chốn là những từ dùng để chỉ rõ địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc, sự vật, hiện tượng xuất hiện trong câu. Chúng thường được trả lời cho câu hỏi đó là “ở đâu?”.
Ví dụ: Dưới sông, những chú cá đang tung tăng bơi lội. Trạng từ trong câu này là “dưới sông”.
Trạng từ chỉ nguyên nhân
Trạng từ chỉ nguyên nhân thường là những từ giải thích nguyên nhân diễn ra sự việc, tình trạng đưa ra trong câu. Nó thường sẽ trả lời cho câu hỏi như: “tại đâu?”, “nhờ đâu?”, “vì sao?”.
Ví dụ: Nhờ chăm ngoan học giỏi, Lan đã được bố mẹ cho đi du lịch hè. Trạng từ trong câu này là “nhờ chăm ngoan học giỏi”.
Trạng từ chỉ mục đích
Trạng từ chỉ mục đích là những từ được dùng để thể hiện mục đích xuất hiện của sự việc có trong câu. Nó thường sẽ trả lời cho những câu hỏi như: “vì cái gì?”, , “để làm gì?”, “nhằm mục đích gì?”.
Ví dụ: Nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, các tình nguyện viên đã trồng nhiều cây xanh để phủ đất trống đồi trọc. Trạng từ trong câu này là “nhằm bảo vệ tài nguyên rừng”.
Trạng từ chỉ phương tiện
Trạng từ chỉ phương tiện thường được mở đầu với các từ như: “với”, “bằng” để có thể trả lời cho câu hỏi như “với cái gì”, “bằng cái gì?”.
Ví dụ: Với một tinh thần ham học hỏi, Minh đã hoàn thành xuất sắc bài thi. Trạng từ trong câu này là “với một tinh thần ham học hỏi”.
Dấu hiệu nhận biết trạng từ là gì?
Để có thể nhận biết được đâu là trạng từ trong câu thì các bạn có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
– Về vị trí: Trạng từ thường có vị trí đứng khá linh hoạt trong câu, có thể đứng ở trước hoặc sau chủ ngữ.
– Về chức năng: Trạng từ thường là thành phần phụ của câu; giúp bổ sung thêm nghĩa về thời gian hay địa điểm cho cả câu.
– Về mối quan hệ với các thành phần khác: Trạng từ không quan hệ trực tiếp với các thành phần câu mà nó chỉ quan hệ với bộ kết cấu chủ – vị trong câu.
Cách sử dụng trạng từ như thế nào?
Cách dùng trạng từ trong câu không quá phức tạp. Trong câu thì trạng từ dùng để bổ sung nghĩa cho cả cụm chủ – vị trung tâm nhằm chỉ địa điểm, thời gian, mục đích, cách thức, phương tiện…
Với văn nghị luận thì trạng từ dùng để sắp xếp những luận điểm, luận cứ theo trình tự như: thời gian, không gian hay quan hệ nguyên nhân – kết quả; nhằm tạo cho câu văn có được sự liên kết một cách rõ ràng với nhau hơn.
Trong câu đơn, câu ghép thì không giới hạn trạng từ sử dụng, chúng có thể là 1 hoặc là nhiều trạng từ.
Bên cạnh đó thì trong quá trình sử dụng trạng từ, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
– Nếu như thay đổi vị trí trạng từ trong câu thì nghĩa của câu cũng sẽ không bị thay đổi.
– Thêm trang từ cho câu sẽ phụ thuộc vào mục đích cũng như nội dung của câu để giúp tạo nên sự liên kết với các câu văn khác.
– Nên phân tích rõ để tránh bị nhầm lẫn giữa thành phần trạng từ với các phần biệt lập trong câu.
Như vậy bạn đã hiểu được trạng từ là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tích lũy được thêm những kiến thức hay và bổ ích. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của kienthucmaymoc.com các bạn nhé!