Mối quan hệ hội sinh là gì? So sánh giữa hội sinh và cộng sinh

Giữa các loài sinh vật tồn tại các mối quan hệ sinh thái, có thể đối kháng nhau hoặc hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Một trong số đó có mối quan hệ hội sinh. Vậy bạn có biết quan hệ hội sinh là gì không? Quan hệ hội sinh khác quan hệ cộng sinh như thế nào?

Mối quan hệ hội sinh là gì?

Quan hệ hội sinh là gì?

“Commensalism” bắt nguồn từ tiếng La tinh được hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là quan hệ hội sinh. Quan hệ hội sinh là một mối quan hệ tương tác của các sinh vật sống gắn kết lâu dài giữa hai hay nhiều loài. Tuy nhiên chúng hội sinh nối kết với nhau chỉ một bên được lợi, bên hội sinh còn lại thì không có lợi nhưng cũng không bị tổn hại hay ảnh hưởng gì cả.

Quan hệ hội sinh giữa phong lan và cây thân gỗ
Quan hệ hội sinh giữa phong lan và cây thân gỗ

Khi hai vật thể hội sinh tương tác với nhau thì chúng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như: nhận được các chất dinh dưỡng, hỗ trợ nơi trú ẩn từ các loài vật lớn hay còn gọi là vật chủ và vật chủ cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì. Mối quan hệ hội sinh thường là những loài vật chủ lớn cùng với một loài nhỏ bé “đu bám”.

Ví dụ về quan hệ hội sinh:

– Ở dưới đại dương biển có nhiều loài cá nhỏ ép chặt vào thân con cá lớn giúp chúng dễ di chuyển và kiếm ăn hơn. Ở đây thì cá nhỏ có lợi còn cá lớn thì không có lợi nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì.

– Phong lan bám trên thân các cây gỗ cũng là mối quan hệ hội sinh. Rễ của cây phong lan sẽ bám bên ngoài thân cây để sinh sống giúp cho cây có địa điểm cư trú. Tuy nhiên nó lại không hút nhựa cây thân gỗ để sinh sống nên thân cây thân gỗ không có lợi cũng như không có hại bởi không mất đi chất dinh dưỡng.

So sánh giữa hội sinh và cộng sinh

Quan hệ cộng sinh là gì?

“Symbiosis” hay còn được gọi là cộng sinh, được sử dụng bởi Bennett vào năm 1877. Nó được hiểu là hiện tượng cùng nhau chung sống trong một khoảng thời gian dài giữa hai hay nhiều loài sinh vật với nhau và chúng có mối quan hệ hợp tác vô cùng chặt chẽ. Có nghĩa là chúng buộc phải chung sống với nhau, không thể chia ly bởi nếu chúng tách riêng ra thì không thể sinh tồn được.

Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và nấm
Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và nấm

Chính vì vậy mà chúng có tính chất ổn định dài lâu và đảm bảo các điều kiện hai bên cùng có lợi để phát triển liên tục. Đây cũng là một trong những hiện tượng dễ bắt gặp nhất trong tự nhiên, chúng góp phần làm đa dạng sinh học liên kết giữa các loại với nhau.

Ví dụ về quan hệ cộng sinh:

– Cộng sinh giữa nấm và tảo hay còn được gọi là địa y. Tảo chứa các chất diệp lục và sử dụng chất hữu cơ tổng hợp để nuôi sống cả hai. Còn những sợi nấm thì sẽ thấm hút muối khoáng và nước để hỗ trợ cung cấp cho tảo.

– Các loài vật nguyên sinh sống trong ruột mối có thể phân giải Xenlulo thành đường để nuôi sống và cung cấp lợi ích cho cả hai bên.

– Cộng sinh giữa kiến và cây: cây nhờ vào kiến để bảo vệ vỏ bọc thân hình của mình còn kiến thì lại nhờ cây để lấy thức ăn sinh sống.

Phân biệt cộng sinh và hội sinh

Quan hệ cộng sinh, hội sinh - quan hệ hỗ trợ
Quan hệ cộng sinh, hội sinh – quan hệ hỗ trợ

Giống nhau:

Mối quan hệ cộng sinh và hội sinh đều là quan hệ hỗ trợ cho nhau. Tức là mối quan hệ có lợi hoặc ít nhất không hại cho tất cả các sinh vật.

Khác nhau:

  • Cộng sinh: Là hiện tượng hai hay nhiều loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai bên cùng có lợi.
  • Hội sinh: Là hiện tượng hai loài sinh vật sống chung với nhau và chỉ có lợi cho một bên nhưng bên kia thì cũng không có lợi nhưng cũng không có thiệt hại gì.

Như vậy bạn đã biết được mối quan hệ hội sinh là gì rồi đúng không nào? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích, phục vụ hữu ích trong quá trình học tập và nghiên cứu. Bạn cũng đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *