Sấm là gì? Sét là gì? Giải thích hiện tượng sấm chớp liên tục

Sấm sét là hiện tượng tự nhiên phức tạp, thường đi kèm với giông bão và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho con người. Vậy sấm là gì? Sét là gì? Hiện tượng sấm sét được hình thành như thế nào?. Những chia sẻ dưới đây của kienthucmaymoc.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên nhiên này.

Sét là gì? Tia chớp là gì?

Tia chớp là hiện tượng phóng điện trong khí quyển, xảy ra giữa các phần khác nhau của đám mây hoặc giữa các đám mây gần nhau mang điện tích trái dấu.  Còn tia sét là hiện tượng phóng điện từ từ đám mây xuống mặt đất.

Khi phóng điện, tốc độ di chuyển của tia chớp và tia sét có thể đạt mức 36.000km/ giờ. Cường độ dòng điện có thể lên đến 300.000A và điện thế gần 126 triệu Vôn. Do vậy, những nơi không khí có luồng điện này chạy qua bị đốt nóng nhanh, đạt mức 30.000 độ C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica trở thành thủy tinh.

Hình ảnh tia chớp trên bầu trời
Hình ảnh tia chớp trên bầu trời

Sấm là gì?

Sấm sét là hiện tượng gì? Sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét, tia chớp. Tùy theo khoảng cách và âm thanh của tia sét mà sấm có thể nghe được dưới dạng âm thanh ngắn hoặc dài. Tiếng sấm thường đi kèm sau khi ánh sáng của tia chớp lóe lên.

Khi tia chớp lóe lên, một vài giây sau ta sẽ nghe được tiếng sấm nổ. Nguyên nhân là bởi tốc độ ánh sáng bao giờ cũng lớn hơi so với tốc độ âm thanh. Do vậy, ta nhìn thấy tia chớp trước và nghe tiếng sấm sau.

Sấm chớp tiếng Anh là thunder
Sấm chớp tiếng Anh là thunder

Giông bão là gì?

Giông bão trong khí quyển là hiện tượng phức hợp, gồm có sấm và chớp. Kèm theo đó là gió mạnh, mưa lớn, sấm sét dữ dội. Thậm chí có cả mưa đá, vòi rộng, có khi là tuyết rơi ở các vùng có vĩ độ cao.

Ở nước ta, giông xảy ra quanh năm, nhất là khi thời tiết nóng ẩm. Vì vậy, vào mùa hè ở nước ta, giông xuất hiện thường xuyên hơn. Tại các vùng núi hoặc sông hồ trong những tháng nóng ẩm, giông xuất hiện bất thường với tần suất nhiều, kèm theo gió lớn nên gây ra nhiều nguy hiểm cho tính mạng con người.

Sấm sét là hiện tượng Vật Lý hay Hóa Học? Được tạo ra từ đâu?

Chúng ta thường nghe nhiều câu chuyện hoạt hình lý giải nguồn gốc sấm sét được tạo ra từ đâu. Điển hình nhất là câu chuyện thần sét cầm bùa gõ tạo các tia sét, tia chớp trên bầu trời. Tuy nhiên, sự thật lại khác hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, sấm sét là hiện tượng Vật Lý, có quá trình hình thành phức tạp. Giải thích về hiện tượng sấm chớp liên tục, chương trình Vật Lý 11 đã lý giải khởi nguồn hiện tượng tự nhiên này là chu trình bốc hơi của nước. Dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, nước bốc hơi, bay cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành hàng triệu giọt nước nhỏ và hình thành đám mây.

Các đám mây trên bầu trời tương tác với nhau và kết hợp với hiện tượng đông lạnh, dẫn đến sự hình thành chênh lệch điện tích: Có đám mây mang điện tích dương, có đám mây mang điện tích âm.

Hiện tượng sấm sét được hình thành do quá trình tương tác và tích điện giữa hai đám mây trái dấu
Hiện tượng sấm sét được hình thành do quá trình tương tác và tích điện giữa hai đám mây trái dấu

Khi hai đám mây mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, đồng thời tạo ra điện trường. Sự chênh lệch điện tích càng lớn thì điện trường càng mạnh. Từ đó, xuất hiện hiện tượng phóng điện giữa các đám mây và ta nhìn thấy tia chớp.

Mặt đất của chúng ta giống như một đám mây khổng lồ mang điện tích âm nên xảy ra hiện tượng phóng điện từ các đám mây xuống những nơi nhô cao của mặt đất, hình thành sét.

Tác hại của sấm sét là gì?

Hiện tượng sấm sét và giông bão gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Cụ thể như sau:

  • Thiệt hại về kinh tế: Sét đánh làm hỏng đường dây điện, các công trình xây dựng, hư hỏng các thiết bị điện (tivi, tủ lạnh,…). Tổn thất kinh tế do sét đánh trên toàn cầu ước tính lên đến hàng chục tỷ USD.
  • Thiệt hại về tính mạng: Sét đánh có thể gây chết người và động vật. Trong năm 2022, nước ta có nhiều trường hợp bị sét đánh xảy ra tại Hưng Yên, Hà Nội và Thái Bình, gây ra những cái chết thương tâm. Không chỉ vậy, sét đánh còn gây ra nhiều chấn thương khác như tổn thương não, bỏng nặng, gãy xương, đau cơ, mất thính giác,….

Ngoài ra, sấm sét còn là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn và cháy nổ. Các oxit nitơ do tia sét tạo ra có khả năng tác động đáng kể lên tầng ozon, gây ô nhiễm môi trường.

Sấm sét gây ra hỏa hoạn, cháy rừng
Sấm sét gây ra hỏa hoạn, cháy rừng

Các dấu hiệu nhận biết có giông sét là gì?

Giông sét được xếp vào nhóm các nhân tố cực kỳ nguy hiểm. Bởi có hàng nghìn người bị sét đánh trên toàn thế giới mỗi năm, gây ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà và làm hư hỏng nhiều thiết bị, máy móc.

Theo các nhà khoa học, con giông thường kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút với tốc độ di chuyển lên đến 40km.giờ. Vì vậy, nếu đang ở nơi không an toàn thì bạn cần phải chú ý đến các dấu hiệu của giông bão để có biện pháp phòng tránh phù hợp:

  • Mây đen ùn ùn kéo đến
  • Gió to kèm theo không khí lạnh
  • Lông tay, tóc dựng đứng hết lên. Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ bị sét đánh rất cao. Khi đó, hãy chụm hai chân lại, dùng tay bịt thật kín tai, cúi thấp người xuống nhưng tuyệt đối không để cơ thể chạm đất, ngoại trừ hai bàn chân. Đợi cơn sét qua đi khoảng từ 7 – 10 phút thì trở lại trạng thái bình thường.
Tư thế ngồi khi ta ở trong vùng từ trường có nguy cơ cao bị sét đánh
Tư thế ngồi khi ta ở trong vùng từ trường có nguy cơ cao bị sét đánh

Cách phòng tránh và bảo vệ bản thân khi gặp giông sét là gì?

Ở trong nhà

  • Chủ động theo dõi và nắm rõ thông tin thời tiết, nhất là vào các thời điểm sấm sét hoạt động nhiều nhất.
  • Cần đứng ra cửa sổ, cửa ra vào, đồ dùng điện và các chỗ ẩm ướt (buồng tắm, vòi nước,….).
  • Không dùng điện thoại khi có sấm sét, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
  • Rút ổ cắm các thiết bị điện trong nhà để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
  • Lắp đặt cột thu lôi tại các tòa nhà cao tầng.
  • Không ra ngoài đường khi trời đang mưa to và có giông bão.
  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà giúp giảm thiểu số lần sét đánh. Tuy nhiên, không trồng cây quá sát nhà.
Rút ổ điện các thiết bị điện tử
Rút ổ điện các thiết bị điện tử

Ở ngoài đường

  • Nếu thấy mưa to và giông bão kéo đến cần tìm ngay chỗ trú.
  • Tránh không trú dưới gốc cây cao, không đứng trên đỉnh đồi hay các vùng đất trống. Không đứng hoặc ngồi gần cột điện hoặc các đường dây truyền tải điện.
  • Không để các đồ vật kim loại ở gần hoặc trên người. Đối với điện thoại, tốt nhất là nên bật chế độ máy bay rồi tắt nguồn.
  • Nếu đang di chuyển trên xe buýt, ô tô hay tàu hỏa, tuyệt đối không thò người ra ngoài.
Cây to lớn là khu vực bị sét đánh rất lớn nên tuyệt đối không trú mưa ở đấy
Cây to lớn là khu vực bị sét đánh rất lớn nên tuyệt đối không trú mưa ở đấy

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm, nguyên nhân hình thành và các phòng tránh sấm sét là gì. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức về sấm sét để chủ động bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình trong mùa giông bão.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *