Sông Nin được mệnh danh là dòng sông của sự sống và là một trong những con sông quan trọng nhất trên hành tinh của chúng ta. Vậy bạn có biết sông Nin ở đâu không? Sông Nin có điều gì thú vị? Hãy cùng với chúng tôi khám phá về dòng sông này nhé.
Contents
Sông Nin ở đâu?
Sông Nin hay tiếng Anh là sông Nile. Sông Nin ở đâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Có người lầm tưởng rằng sông Nin là dòng sông riêng của Ai Cập nhưng sự thật thì lại không phải như vậy.
Sông Nin là dòng sông của Bắc Phi khi nó nằm hoàn toàn tại Bắc Phi. Dòng sông này đi qua 11 quốc gia tại Bắc Phi, bao gồm: Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Kenya, Cộng hòa Dân chủ Congo, Eritrea, Ethiopia, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập.
Sông Nin chảy qua 3,3 triệu km², tương đương với khoảng 10% lục địa của châu Phi.
Những điều thú vị về sông Nin
Sông dài nhất thế giới
Sông Nin chảy về phía Bắc khoảng 6.650 km (tương đương 4.132 dặm) từ Hồ Lớn châu Phi (African Great Lakes), đi qua sa mạc Sahara trước khi nó đổ ra biển Địa Trung Hải. Sông Nin được Sách Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là dòng sông dài nhất trên thế giới.
Tuy nhiên việc chỉ đo lường chiều dài của một con sông còn phụ thuộc vào cách mà người đo quyết định vị trí bắt đầu cũng như kết thúc của mỗi con sông. Vì vậy mà thiếu sự thống nhất về chiều dài của các con sông.
Có không ít người cho rằng sông Amazon tại châu Mỹ mới là dòng sông dài nhất trên thế giới. Thực tế cho thấy rằng sông Nin chỉ hơi dài hơn sông Amazon một chút. Vào năm 2007, một nhóm các nhà khoa học đến từ Brazil đã công bố rằng họ đã đo lại sông Amazon và thấy chiều dài của nó là 6.800 km; tức là dài hơn cả sông Nin. Tuy nhiên thì nghiên cứu này vẫn chưa được ghi nhận bởi nhiều nhà khoa học nghi ngờ về phương pháp đo này.
Cho đến nay thì sông Nin vẫn được ghi nhận là con sông dài nhất trên thế giới, theo như các nguồn từ Liên hợp quốc và Sách Kỷ lục Guinness Thế giới.
Được hợp thành từ 3 phụ lưu
Sông Nin có 3 phụ lưu chính, đó là: sông Nile Trắng, sông Nile Xanh và sông Atbara.
Trong số đó thì sông Nile Trắng chính là con sông dài nhất.
– Nile Trắng được bắt đầu tính khi nó chảy vào Hồ Victoria – hồ nhiệt đới lớn nhất trên thế giới. Nước chảy ra từ hồ này còn được gọi là sông Nile Victoria. Sau đó nó sẽ đi qua hồ đầm lầy Kyoga và thác nước Murchison (Kabalega) để đến được hồ Albert (Mwitanzige). Nó tiếp tục di chuyển về phía Bắc đến Albert Nile (Mobutu) – sau này trở thành Dãy núi Nile (Bahr Al Jabal) ở Nam Sudan. Tiếp tục hợp lưu với sông Gazelle (Bahr El Ghazal) – sau này gọi là sông Nile trắng (Bahr Al Abyad). Cuối cùng nó chỉ trở thành “sông Nile” khi mà nó gặp sông Nile Xanh gần Khartoum (Sudan).
– Sông Nile Xanh và sông Atbara thì có nguồn gốc từ các vùng cao nguyên của Ethiopia. Nơi này có gió mùa nên đã khiến cho hai con sông chuyển đổi giữa dòng chảy mùa hè và mùa đông. Đó cũng chính là lý do vì sao vào mùa hè sông Nile Xanh hoạt động mạnh mẽ, gây ra những cơn lũ lụt.
Sông Nile Trắng dài hơn rất nhiều so với sông Nile Xanh nhưng dòng chảy của nó lại ổn định quanh năm. Vì vậy mà sông Nile Xanh cung cấp đến 60% lượng nước mỗi năm cho Ai Cập và chủ yếu là vào mùa hè. Sông Atbara tham gia muộn hơn và chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy của sông Nile. Lượng nước hầu hết đến từ tháng Bảy cho đến tháng Mười.
Thượng nguồn sông Nin
Sông Nin Xanh có thượng nguồn từ cao nguyên Ethiopia. Còn sông Nin Trắng bắt nguồn từ đâu thì cho đến tận ngày nay vẫn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Có nhận định rằng sông Nile Trắng bắt đầu trước cả Hồ Victoria, mặc dù không phải ai cũng đồng ý với điều này. Thực tế thì dòng sông Kagera từ Hồ Rweru ở Burundi chảy vào Hồ Victoria. Tuy nhiên nó cũng nhận được nước từ 2 phụ lưu khác là Ruvubu và Nyabarongo chảy vào Hồ Rweru. Dòng Nyabarongo thì được nuôi dưỡng bởi sông Mbirurume và Mwogo, bắt nguồn từ rừng Nyungwe của Rwanda. Vì vậy mà nhiều người cho rằng rừng Nyungwe chính là thượng nguồn của sông Nin.
Hướng di chuyển độc đáo của sông Nin
Sau khi cố gắng đẩy mạnh về phía Bắc trong phần lớn lộ trình của nó thì sông Nile có một ngã rẽ đáng ngạc nhiên ở giữa Sahara. Sông Nile “nguyên vẹn” vẫn tiếp tục chảy về phía Bắc khi các phụ lưu chính cuối cùng cũng hội tụ. Nó sẽ đi qua Sudan trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, nó lại đột ngột chuyển hướng về phía Tây Nam. Con sông này chuyển hướng đi khoảng 300 km (186 dặm) như thể là nó đang quay trở lại Trung Phi thay là chảy vào Ai Cập.
Mặc dù vậy thì sông Nile cũng đã trở lại đúng hướng và vượt qua ngoài Ai Cập như chúng ta biết hiện nay. Nhưng tại sao nó lại đi một con đường vòng lớn đến như vậy? Lý giải cho điều này là do một rạn san hô khổng lồ có tên gọi là Nubian Swell gây ra.
Cái nôi của nền văn minh Ai Cập cổ đại
Chúng ta đã không còn xa lạ gì với Kim tự tháp khổng lồ hay các tượng Napoleon huyền bí… và nó thuộc nền văn minh Ai Cập – đây chính là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Sông Nile đã góp phần hình thành nên nền văn minh cổ đại này bởi chúng đã mang đến những lớp phù sa cực kỳ màu mỡ. Sau mỗi một trận lũ vào mùa hè thì lượng phù sa để lại là rất lớn. Đây cũng chính là cơ sở cho sự phát triển của con người.
Vào khoảng năm 6000 TCN lần đầu tiên một khu định cư lâu dài của con người đã xuất hiện trên bờ sông Nile. Vào năm 3150 TCN, các khu định cư này đã trở thành “nhà nước đầu tiên được công nhận trên thế giới”. Một nền văn hóa phức tạp đã phát triển một cách nhanh chóng. Trong gần 3.000 năm, Ai Cập vẫn luôn là một quốc gia rất hùng mạnh.
Nguyên nhân chính là do nguồn nước và đất đai màu mỡ từ sông Nile. Mặc dù Ai Cập cuối cùng đã bị chinh phục và bị lu mờ bởi các đế chế khác. Tuy nhiên nó vẫn phát triển mạnh mẽ với sự trợ giúp của dòng sông Nile. Ngày nay thì Ai Cập có dân số gần 100 triệu người thì 95% trong số đó sống cách dòng sông Nile chỉ vài km. Đây cũng là quốc gia đông dân thứ ba ở châu Phi.
Hệ sinh thái đa dạng
Gần khu vực đầu nguồn của sông Nile Trắng là những khu rừng mưa nhiệt đới đa dạng sinh học. Nó bao gồm đầy đủ các loài thực vật như: cây chuối, cây tre, cây bụi cà phê, gỗ mun… Di chuyển dần về phía Bắc chính là rừng cây hỗn hợp và xavan với số lượng cây cối thưa thớt, có nhiều cỏ và cây bụi hơn.
Sau nữa chính là các đầm lầy trong vùng đồng bằng Sudan được hình thành trong mỗi mùa mưa. Đặc biệt phải kể đến là đầm lầy Sudd – một huyền thoại ở Nam Sudan rộng gần 260.000km². Thảm thực vật vẫn tiếp tục bị tàn lụi cho đến khi di chuyển về phía Bắc. Và cuối cùng thì tất cả đều biến mất khi đến với sa mạc.
Một trong số những loài thực vật nổi bật nhất trên sông Nin chính là cây cói (papyrus). Đây là loài cói hoa thủy sinh mọc giống như những cây sậy cao ở vùng nước nông. Loài cây này được người Ai Cập cổ đại sử dụng để tạo ra giấy (từ đó bắt nguồn từ tiếng Anh là “paper”). Ngoài ra thì nó còn được dùng để làm vải, dây, chiếu, buồm hay các loại vật liệu khác.
Bên cạnh hệ thực vật đa dạng thì các loài động vật sống trong và xung quanh sông Nile cũng rất phong phú. Ở đây có rất nhiều loại cá khác nhau như: cá rô sông Nile, cá ngạnh, cá da trơn, cá hổ, cá chình, cá mõm voi, cá phổi… Ngoài ra còn có rất nhiều loài chim sống dọc theo bờ sông bởi nước sông Nin chính là nguồn tài nguyên quan trọng cho nhiều đàn di cư.
Cá sấu sông Nin
Nhắc đến sông Nin thì chúng ta không thể không nhắc đến cá sấu ở con sông này. Theo Encyclopedia Britannica thì cá sấu sinh sống hầu hết các khu vực trên sông. Đây cũng chính là một trong số những loài cá sấu lớn nhất trên Trái đất. Con trưởng thành có thể dài đến 6m và nặng khoảng 250kg.
Cá sấu là loài ăn thịt và thức ăn chính của nó là cá. Tuy nhiên, chế độ ăn của cá sấu này không cố định với một loài vật cụ thể. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng có thể tấn công bất kỳ sinh vật nào trong phạm vi và coi đó nó là con mồi, bao gồm cả con người. Ước tính mỗi năm thì có khoảng 200 người đã chết vì bị cá sấu tấn công.
Tuy nhiên, vào thời cổ đại thì người ta coi cái chết do cá sấu là một điều may mắn. Trong thần thoại Ai Cập, thần Osiris đã bị người anh em của mình là Set phản bội. Set đã lừa thần Osiris nằm trong quan tài và ném xuống sông Nile.
Isis – vợ của thần Osiris đã tìm thấy xác của anh ta và cố gắng để làm cho anh ta sống lại. Tuy nhiên Set lại một lần nữa đánh cắp thi thể của Osiris rồi chặt thành nhiều mảnh và rải khắp Ai Cập. Isis thì vẫn đang tìm kiếm từng mảnh thi thể của chồng. Nhưng lại chỉ có dương vật của anh ta là không được tìm thấy bởi nó đã bị cá sấu sông Nile ăn thịt.
Đây cũng là lý do vì sao mà những con cá sấu ở đây lại được liên kết với thần sinh sản Sobek. Họ tin rằng cá sấu sông Nile chính là hiện thân của Sobek – vị thần sinh sản trên Trái đất. Đối với người Ai Cập cổ đại thì bất cứ ai bị cá sấu sông Nile ăn thịt đều được coi là may mắn và người đó có thể chết một cách sung sướng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến sông Nin ở đâu và những điều thú vị về dòng sông vĩ đại này. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dòng sông này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến sông Nin thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này.