Xen canh, luân canh, tăng vụ là gì? Tổng hợp thông tin cần thiết

Xen canh, luân canh và tăng vụ là các phương thức canh tác được người nông dân áp dụng phổ biến trong trồng trọt. Vậy xen canh là gì? Luân canh là gì? Tăng vụ là gì? Hãy cùng kienthucmaymoc.com khám phá nhé!

Xen canh là gì Công nghệ 7?

Xen canh là phương pháp nông nghiệp mà người nông dân trồng đồng thời hai hoặc nhiều loại cây trồng với khoảng cách gần và xen kẽ nhau trên một cánh đồng, cùng một thời điểm. Chúng ta thường lựa chọn trồng xen canh cây ngắn ngày sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng dài ngày.

Trồng xen canh ngô đồng với cây họ đậu
Trồng xen canh ngô đồng với cây họ đậu

Ví dụ trồng xen canh

  • Trồng xen canh cây ngô đồng và cây đậu tương.
  • Xen canh ngô và lúa
  • Xen canh cà chua và rau xanh (bắp cải, xà lách)
  • Xen canh sắn, ngô và khoai lang
  • Xen canh hành tây với súp lơ
  • Xen canh bí đỏ – ngô và đậu
  • Xen canh dưa hấu với bí đỏ
  • Trồng kết hợp xà lách với cây tỏi hoặc hẹ,…

Xen canh có tác dụng gì?

Phương thức trồng trọt xen canh mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân như:

  • Tận dụng tối đa diện tích trồng trọt để nâng cao năng cao, phục vụ cuộc sống tốt hơn.
  • Hạn chế các loại sâu bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Các loại cây trồng có mối quan hệ cộng hưởng cho khả năng phát triển tốt, mang lại năng suất cao.
  • Thúc đẩy sự đa dạng sinh học trong một phạm vi nhất định.
  • Giảm bớt tỉ lệ mất mùa do trồng xen canh có thể kết hợp nhiều loại cây trồng khác nhau. Ví dụ, trong cùng mùa vụ thu hoạch, loại cây trồng này có thể bị mất mùa nhưng cây trồng khác vẫn phát triển tốt và cho năng suất. Nhờ đó mà tỷ lệ mất mùa cũng giảm đáng kể so với trồng độc canh.
Các lợi ích khi trồng xen canh
Các lợi ích khi trồng xen canh

Một số lưu ý khi canh tác xen canh

Khi đã hiểu rõ khái niệm và tầm quan trọng của xen canh là gì, chúng ta cần nắm rõ một số lưu ý dưới đây để xen canh đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Đảm bảo khoảng cách giữa các cây trồng hợp lý để chúng không cạnh tranh nhau về nguồn sáng hay chất dinh dưỡng. Trồng quá thưa gây lãng phí đất đai. Ví dụ, có thể trồng rau dài ngày với khoảng cách rộng. Trong quá trình rau phát triển, có thể trồng kết hợp với một số loại rau ngắn ngày.
  • Chú ý đến yếu tố ánh sáng khi trồng xen canh. Có thể tận dụng các loại cây thân cao ưa sáng (cà chua, cà tím,…) với các loại rau thân thấp, ưa bóng (rau mùi, diếp cá,..) để tận dụng tối đa ánh sáng cho cây trồng.
  • Chú ý diệt và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Việc kết hợp các loại rau với nhau khi xen canh làm tăng khả năng truyền dịch hại lẫn nhau. Có thể khắc phục điều này bằng cách kết hợp rau họ cải với loại rau có mùi hương để xua đuổi côn trùng. Đồng thời chú ý biện pháp cải tạo đất để cây trồng phát triển tốt nhất.

Trồng luân canh là gì?

Luân canh là sự luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một không gian canh tác, tạo sự đa dạng loài cho hệ sinh thái. Đây là biện pháp then chốt trong canh tác nông nghiệp, mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân.

Trồng luân canh ngô đồng và đậu tương
Trồng luân canh ngô đồng và đậu tương

Ví dụ trồng luân canh

  • Trồng luân canh ngô đồng (từ tháng 1 – 5) – đậu tương (tháng 6 – 11) trên cùng 1 thửa ruộng
  • Luân canh ớt ngọt (tháng 1 – 5) – cải ngọt (tháng 5 – 6) – đậu đũa (tháng 6 – 9) – xà lách xoăn (tháng 9 – 10) – súp lơ xanh (tháng 10 – 2 năm sau)
  • Cấy lúa (tháng 5 – 9) – trồng ngô đồng (tháng 9 – 12) – cấy lúa xuân (tháng 12 – 5 năm sau)

Các hình thức luân canh

Có 2 hình thức trồng luân canh phổ biến hiện nay là:

  • Luân canh những loại cây trồng trên cạn
  • Luân canh cây trồng dưới nước và trên cạn

Vai trò của luân canh là gì?

  • Giảm thiểu cỏ dại và sâu bệnh cho cây trồng
  • Duy trì cấu trúc đất và lớp vật chất hữu cơ
  • Hạn chế tình trạng thất thoát chất dinh dưỡng trong đất
  • Giúp nông dân gia tăng thêm thu nhập
  • Tăng độ phì nhiêu và điều hòa các chất dinh dưỡng sẵn có.

Các nguyên tắc khi trồng luân canh

  • Kết hợp cây trồng có rễ sâu và rễ nông để giữ cấu trúc đất luôn thông thoáng, hỗ trợ cho quá trình thoát nước tốt hơn, hạn chế ngập úng.
  • Trồng luân phiên cây trồng có sinh khối rễ thấp và cao, tạo điều kiện cho các sinh vật tốt trong đất phát triển.
  • Trồng cây cố định đạm kế tiếp cây trồng yêu cầu lượng đạm cao.
  • Các khu vực có nhiều sâu bệnh nên lựa chọn thời gian luân phiên thích hợp
Các nguyên tắc khi trồng luân canh
Các nguyên tắc khi trồng luân canh

Tăng vụ là gì?

Tăng vụ có nghĩa là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích nhất định. Ví dụ trước đây cánh đồng đó chỉ cấy được 1 vụ thì hiện nay đã cấy được 2 vụ do giải quyết được vấn đề nước tưới, sử dụng giống cây ngắn hạn. Như vậy là ta đã tăng từ 1 lên thành 2 vụ.

Tăng vụ giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất, góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao hơn.

Một số hình thức canh tác khác

Gối vụ là gì?

Đây là phương thức làm lấn sang vụ sau khi vụ này chưa xong hẳn để tăng vụ. Hay nói cách khác, gối vụ là phương thức trồng tiếp vụ cây khác lên diện tích đất gieo trồng mà trên đó đang sẵn một vụ cây sắp đến thời gian thu hoạch.

Mục đích của phương pháp này là sử dụng hiệu quả thời gian, quỹ đất và tăng năng suất cây trồng.

Gối vụ được ứng dụng rộng rãi trong trồng rau thủy canh. Phương thức này mang đến nhiều lợi ích hơn hẳn so với trồng rau truyền thống bởi rau thủy canh không trồng trên đất và cây lấy chất dinh dưỡng từ nước.

Trồng gối vụ rau thủy canh
Trồng gối vụ rau thủy canh

Khi trồng rau truyền thống, cây con mất một khoảng thời gian để ổn định và lấy chất dinh dưỡng từ đất. Nhưng khi ươm bằng phương pháp thủy canh sẽ tiết kiệm được quãng thời gian này. Ngoài ra, quá trình chuyển cây con từ vườn ươm sang giàn trồng cũng rất thuận tiện, hạn chế tối đa tổn thương cho rễ cây.

Hiện nay, có rất nhiều loại rau được ứng dụng để trồng thủy canh như rau cải, xà lách, cà chua, dưa chuột,…

Đa canh là gì?

Đây là hình thức canh tác nông nghiệp trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một thửa ruộng và trong cùng một thời điểm. Hình thức này khá giống với xen canh nhưng đa cạnh được áp dụng trên quy mô lớn chứ không nhỏ như xen canh. Đa canh cần có sự kết hợp của nhiều hộ nông dân với diện tích đủ lớn thì mới mang lại hiệu quả cao.

Mong rằng qua bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ các khái niệm tăng vụ, luân canh và xen canh là gì. Với mỗi hình thức canh tác có ưu điểm riêng, phù hợp với từng quỹ đất và khoảng thời gian khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *