Truyện cười “vắt cổ chày ra nước” & ý nghĩa

“Vắt cổ chày ra nước” đã từng làm dậy sóng truyền hình và khiến nhiều khán phải bật cười mỗi khi nhớ lại. Vậy vắt cổ chày ra nước là gì? Có ý nghĩa gì? Bài viết chia sẻ dưới đây của kienthucmaymoc.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Vắt cổ chày ra nước là gì? Là thành ngữ hay tục ngữ?

Đây là một câu thành ngữ được cha ông ta đúc kết và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Vậy vắt cổ chày ra nước có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của câu thành ngữ này là châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng. Sự kiệt sỉ ấy được diễn tả qua hành động “vắt cổ chày”.

Như chúng ta biết, “cổ chày” cụ thể hơn là cái chày thường được làm từ chất liệu gỗ, chuyên dùng để giã thực phẩm (gạo, ngô, cua,…). Vốn dĩ, cái chày là đồ vật cứng và không ngậm nước,  dù bạn có “vắt” hết sức hay nhờ lực sĩ làm hộ thì cũng không thể ra được một giọt nước. Bởi vậy, hành động hành động vắt nước ở cổ chày được dùng để ẩn dụ cho sự kẹt xỉ, bủn xỉn đến cùng cực, không thể chấp nhận được.

“Vắt cổ chày ra nước” chỉ những người sống chi li, hà tiện, không dám mua sắm bất cứ thứ gì cho bản thân
“Vắt cổ chày ra nước” chỉ những người sống chi li, hà tiện, không dám mua sắm bất cứ thứ gì cho bản thân

Đặc biệt, câu thành ngữ kinh điển “vắt cổ chày ra nước” đã từng làm chao đảo cộng đồng mạng trong thời gian và thi thoảng cũng được nhiều khán giả chia sẻ lại. Cụ thể là trong chương trình “Đối mặt” phát sóng trên VTV3 cách đây khoảng 10 năm, một người chơi tên Hương đã nhận được câu hỏi như sau: “Để chỉ những người keo kiệt, có câu thành ngữ “vắt cổ… ra nước”, đó là câu thành ngữ với chữ cái gợi ý đầu tiên là chữ Ch”.

Tuy nhiên, có lẽ vì quá khẩn trương kèm theo áp lực ống kính mà Hương đã đưa ra đáp án là “vắt cổ chim ra nước” khiến cả MC và trường quay phải bật cười. Khoảnh khắc hài hước này trở thành “câu trả lời kinh điển” và được nhiều khán giả ghi nhớ.

Truyện cười “vắt cổ chày ra nước” & ý nghĩa

Để thế hệ trẻ được tiếp cận nhiều hơn với câu thành ngữ, tục Việt Nam và hiểu rõ bài học ẩn chứa đằng sau nên có rất nhiều bộ phim hoạt hình, câu chuyện cười liên quan xuất hiện. Và câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước” cũng không ngoại lệ. Đã có một câu  chuyện cười vô cùng hài hước như sau:

“Một hôm chủ nhà sai đầy tớ về quê có việc. Nghĩ nỗi đường xa, mệt mỏi, người đầy tớ ngỏ lời xin chủ mấy đồng đi đường uống nước. Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì nước ruộng ao, khát thì xuống đấy tha hồ mà uống, việc gì phải vào quán cho phiền phức.

Người đầy tớ phân bua:

– Thưa ông, độ này trời hạn, ruộng đồng, hồ ao khô cả.

– Thế thì tao cho mượn cái này!

Chủ nhà đưa cho người đầy tớ cái khố tải đã thấm nước.

– Vận vào người, khi khát vắt ra mà uống.

Biết không nói được gì hơn, người đầy tớ bèn đáp lại:

– Bẩm ông, trời nóng bức thế này vận khố tải vào người ngốc lắm. Hay ông cho con mượn cái chày giã cua vậy!

Ông chủ ngạc nhiên hỏi:

– Để làm gì?

– Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!”

Truyện cười Vắt cổ chày ra nước
Truyện cười Vắt cổ chày ra nước

Ý nghĩa câu chuyện cười Vắt cổ chày ra nước

Đọc câu chuyện trên, ta có thể thấy được sự keo kiệt của lão chủ ngày càng tăng mạnh. Ban đầu, lão bảo anh chủ lấy nước ở ao hồ mà uống, vào quán nước làm gì cho phiền phức. Kế đó là dùng vải bố buộc vào người, mồ hôi ra và ngấm vào vải. Nếu khát nước thì vắt vải bố ra mà uống. Quả là trên trần đời này không có ai keo kiệt như lão!

Nhưng thang độ cao nhất của sự bủn xỉn lại thể hiện qua lời thoại của anh đầy tớ “hay ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!”. Đây là một câu nói có hàm ý nhưng lão chủ vẫn chưa hiểu nên anh đầy tớ phải nói rõ mục đích mượn của mình là để vắt ra nước uống.

“Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước” – Câu nói này của anh đầy tớ có tác dụng mỉa mai, châm biếm và đá xoáy một cách lịch sử. Cho lão nhà giàu thấy được sự bủn xỉn của mình mà không gây ảnh hưởng đến cách cư xử giữa chủ và tớ. Hàm ý này được tạo ra khiến người độc bất ngờ và phải gật đầu thán phục về tài trí của anh chàng.

Mặc dù đây là một câu chuyện hài hước và mang lại tiếng cười nhưng cũng khiến nhiều người phải suy ngẫm. Đó là sự keo kiệt chỉ mang lại cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài thì chỉ có hại mà thôi!

Những tác hại của sự keo kiệt

Thói keo kiệt là một đức tính xấu của con người. Chúng khiến cho hình ảnh chúng ta lúc nào rúm ró, xấu xí và không có giá trị trong mắt người khác. Đồng thời, người keo kiệt khó có được cuộc sống bình an, thoải mái bởi họ lúc nào cũng lăm le tính toán thiệt hơn, làm sao để bạn thân không bị thiệt thòi. Bởi vậy, cuộc sống của họ vô cùng tẻ nhạt, không thú vị, không nhận được sự yêu quý và tôn trọng từ những người xung quanh.

Bên cạnh đó, người bủn xỉn cũng không bao giờ chịu cho đi nên họ sẽ chẳng nhận lại được gì. Khi gặp khó khăn, họ phải tự giải quyết một mình mà không được người khác giúp đỡ. Đặc biệt, chính lối sống keo kiệt đã ngăn họ sống cởi mở, sống yêu thương hơn và cản trở sự phát triển của bản thân.

Trong cuộc sống, chúng ta nên tiết kiệm nhưng đừng hà tiện hay chi li tính toán quá. Tùy từng hoàn cảnh, ta cần có sự điều chỉnh linh hoạt, đảm bảo giữa việc chi tiêu thường ngày, chăm sóc nhu cầu cá nhân và đầu tư cho tương lai phù hợp.

Cần phân định rõ giữa sống tiết kiệm với hà tiện, chi li để cuộc sống thoải mái và ý nghĩa hơn
Cần phân định rõ giữa sống tiết kiệm với hà tiện, chi li để cuộc sống thoải mái và ý nghĩa hơn

Các câu tục ngữ, ca dao về sự hà tiện, keo kiệt

  1. Lấy anh mà cậy mà nhờ

Ăn hơn miếng cháy anh làm tờ để ra.

  1. Của mình thì giữ bo bo

Của người thì muốn ngả mo mà đùm

  1. Mồm nhà, điếu mượn, thuốc đi xin

Diêm đánh thó, nỏ hề mất chi cả.

  1. Giàu chi anh gạo đổ vô ve

Chuột ăn không được mà khoe rằng giàu

  1. Nói thì như mây như gió

Cho thì lựa những vỏ cùng xơ

Mong rằng qua bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của câu thành ngữ vắt cổ chày ra nước. Đây là một thói quen xấu, mang lại nhiều tác hại nên chúng ta cần phải lên án và loại bỏ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *