Bias là gì trong anime, kpop, facebook? Ý nghĩa của bias

Không có quá nhiều người biết đến bias là gì. Tuy nhiên đây lại là những khái niệm không hề xa lạ với những ai là fan Kpop chính hiệu. Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu bias là gì trong anime, bias là gì Kpop cùng những khái niệm liên quan trong bài viết dưới đây nhé.

Bias là gì Kpop?

Khái niệm Bias thường được các fan Kpop sử dụng để nói về thành viên mà họ thích nhất trong nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc. 

Những fan này bias một thành viên trong nhóm đơn giản vì họ có ấn tượng và ngưỡng mộ tài năng, nhan sắc, tính cách,… của thần tượng đó. Tuy nhiên, không phải như vậy mà họ không cảm thấy yêu thích và tôn trọng những thành viên còn lại trong nhóm, chỉ là bias vẫn sẽ luôn là “chân ái” của họ, người mà họ ngưỡng mộ nhất.

Bias ở Kpop
Bias ở Kpop

Hiện nay, khái niệm bias đã được sử dụng khá phổ biến và không còn quá xa lạ với cộng đồng fan hâm mộ Kpop. Bất kì ai cũng có thể trở thành bias của fan.

Bias là gì trong anime?

Trong cộng đồng Anime khái niệm Bias được hiểu theo nghĩa là người mình thích và có phần thiên vị nhất trong một bộ truyện nào đó. Khác với Bias, fan hâm mộ Anime thậm chí còn dùng cụm từ Husbando để chỉ mức độ mê mẩn, cuồng si nhân vật nam của các fangirl đến nỗi có thể ví nhân vật đó như là “chồng” của mình.

Bias trong anime
Bias trong anime

Bias là gì trong Facebook?

Bias trong Facebook cũng tương đối giống với bias trong âm nhạc Kpop. Bởi hiện nay, đa phần các fan Kpop thường có hoạt động chủ yếu trên Facebook là chính. Họ thường xuyên cập nhật tin tức về idol thông qua mạng xã hội Facebook.

Một số khái niệm liên quan đến Bias

Ngoài được sử dụng với nghĩa phổ biến trên thì Bias còn được cộng đồng fan Kpop được ghép với các từ khác nhau như sau:

Lật bias là gì?

Lật Bias có nguồn gốc từ một từ lóng được sử dụng đầu tiên bởi cộng đồng fan của nhóm nhạc BTS. Chúng ta có thể hiểu đơn giản lật bias giống như “lật bánh tráng” mà người Việt Nam thường nói vậy. Có thể lúc đầu họ là một fan cứng, rất thần tượng em út Jungkook đẹp trai, dễ thương. Tuy nhiên chỉ vì một vài lý do nào đó hay có thể là anh chàng rapper J – Hope bỗng nhiên gây được ấn tượng mạnh mẽ với họ trong một lần diễn, từ đó họ chuyển qua bias J – Hope, thì đây được gọi là hành động lật Bias.

Xem thêm: Cre là gì, viết tắt của từ nào? Ý nghĩa của cre trên tiktok, facebook

Card bias là gì?

Đã là một fan cứng Kpop thì chắc chắn là ai cũng sẽ sưu tầm và thích sở hữu cho mình những loại thẻ, tấm card, bo góc có in hình các idol Kpop và cả những cuốn album mới nhất của nhóm nhạc hay là idol đó.

Card bias
Card bias

Tuy nhiên, việc sưu tầm được đúng những tấm card Bias của thần tượng mà họ yêu thích, nhất là những người nổi tiếng và có lượng fan, bias lớn thì không phải là điều đơn giản. Bởi các album này sẽ được phát hành hoàn toàn ngẫu nhiên và các tấm card đi kèm cũng tương tự như vậy. Fan sẽ không thể biết được mình sẽ mua trúng được card bo góc của idol nào. 

Để sưu tầm được đúng tấm card của idol mình yêu thích, các bạn fan Kpop đã trao đổi card trên cộng đồng fan hoặc tham gia các group fan Kpop trên mạng xã hội để có thể trao đổi card cần thiết với nhau. Thậm chí, nếu như tấm card đó cực kỳ hiếm hoặc quá hâm mộ thần tượng, thì có nhưng bạn còn sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để có được tấm bo góc đó để thỏa mãn đam mê sưu tầm card bias.

Ultimate bias là gì?

Ultimate có nghĩa là quan trọng, tốt nhất, Bias nghĩa là thần tượng, yêu mến nhất. Khi ghép hai từ này với nhau chúng ta có thể hiểu rằng Ultimate Bias chính là thần tượng mà bạn coi trọng nhất, yêu mến nhất trong danh sách các idol mà bạn đang Bias. 

Bias có nghĩa là gì khi đi cùng tên nhóm nhạc?

Bias đi cùng tên nhóm nhạc là khái niệm thường dùng để nói về nhóm nhạc mà bạn đang yêu thích và thần tượng nhất hiện tại.

Cognitive bias là gì?

Cognitive bias 
Cognitive bias

Thiên kiến nhận thức – cognitive bias là những khuynh hướng về sự thiên vị trong tư duy khiến con người ta thiên về một chiều hướng nào đó trong cách suy nghĩ của họ một cách vô thức mặc định. Điều này thường dẫn tới những lệch lạc và sai lầm trong tư duy.

Confirmation bias là gì

Thiên kiến xác nhận hay confirmation bias là xu hướng tìm kiếm thông tin để củng cố những suy nghĩ, niềm tin của bản thân. Điều này diễn ra khi bạn chỉ tập trung bổ trợ niềm tin của mình mà cố tình bỏ qua các thông tin khác có nội dung trái chiều.

Chẳng hạn khi bạn tin rằng người hướng ngoại năng động hoạt bát hơn, bạn sẽ có xu hướng chọn làm việc với người hướng ngoại và thấy họ năng động, điều này tiếp tục củng cố cho niềm tin của bạn từ trước. Nhưng nghiên cứu đã cho thấy dù là người hướng nội hay hướng ngoại thì họ có điểm mạnh, điểm yếu riêng, đều đóng góp các giá trị khác nhau trong công việc.

Hindsight bias là gì?

Thiên lệch nhận thức muộn hay hindsight bias là khái niệm miêu tả khuynh hướng một người đánh giá quá cao khả năng dự đoán của mình trước một tình huống. Khi nhìn lại sự việc đã qua, họ thường tin là mình có thể dễ dàng nhìn thấy tất cả những dấu hiệu và sự kiện đưa đến kết quả hiện tại. Nhưng thực tế, khi đang ở trong cuộc thì họ cũng rất khó nhìn ra chúng.

Ví dụ điển hình của hiện tượng này là việc chúng ta hay cho rằng mình đã biết trước kết quả của trận bóng đá, chỉ ngay sau khi trận đấu kết thúc. Nhưng nếu ở giữa trận đấu mà được yêu cầu dự đoán thì chúng ta sẽ không đoán chắc như vậy.

Mấu chốt của hindsight bias này là việc chúng ta tự đưa ra lời giải thích hợp lí dựa trên một chuỗi những sự kiện đã xảy ra lẫn kết cục đã biết.

Unconscious bias là gì?

Định kiến vô thức hay Unconscious bias là những kiến thức rập khuôn một cách tự động, hằn sâu vào niềm tin của mỗi người và có khả năng ảnh hưởng đến hành động của họ. Những định kiến này có thể xuất phát từ những “khuôn mẫu tiêu cực” về màu da, giới tính, sắc tộc,… Chúng không nhất thiết phải đại diện cho niềm tin, ý kiến của ta. Nhưng bằng một cách vô thức thì chúng vẫn góp phần chi phối cách mà chúng ta suy nghĩ và hành động .

Ví dụ, chúng ta vẫn luôn được giáo dục về sự bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên, ở nhiều doanh nghiệp, phụ nữ vẫn sẽ gặp khó khăn trên con đường thăng tiến bởi những quan điểm như: “sếp nữ thì hay khó tính, sếp nam thoải mái hơn”, “con cái sẽ khiến phụ nữ không thể nào tập trung cho sự nghiệp như đàn ông”,… Đôi khi chính phụ nữ đôi khi lại tự giới hạn bản thân mình bởi những suy nghĩ như vậy. 

Như vậy là hôm nay chúng mình đã giới thiệu đến các bạn khái niệm bias là gì trong anime, bias là gì Kpop và những nội dung liên quan. Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, các bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *