Đại từ là gì? Các loại đại từ trong tiếng Việt, ví dụ

Đại từ là loại từ được sử dụng rất nhiều trong văn nói cũng như văn viết. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ đại từ là gì? Có những loại đại từ nào và cách phân loại chúng như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về từ loại này nhé!

Đại từ là gì?

Đại từ là những từ được người nói, người viết sử dụng để xưng hô hay thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hay một cụm tính từ, cụm động từ, cụm danh từ.

Đại từ - từ được dùng để thay thế cho thành phần chính của câu
Đại từ – từ được dùng để thay thế cho thành phần chính của câu

Mục đích là dùng để đa dạng hóa cách viết trong tiếng Việt cũng như hỗ trợ việc tránh lặp đi lặp lại các từ làm mất đi tính mạch lạc của câu văn.

Ví dụ đại từ: “Lan đi du học. Mọi người đều rất nhớ nó.” Từ “nó” ở đây là đại từ chỉ “Lan”.

Phân loại đại từ là gì?

  • Ở chương trình học thế nào là đại từ lớp 5 thì có phân chia đại từ thành 3 loại như sau:
Phân loại đại từ lớp 5
Phân loại đại từ lớp 5

Đại từ nhân xưng

Là đại từ xưng hô được dùng để ám chỉ đại diện, ngôi thứ. Ngoài ra nó còn được dùng để thay thế cho danh từ. Đại từ nhân xưng bao gồm có 3 ngôi như sau:

  • Ngôi thứ nhất: ám chỉ về bản thân mình (tôi, ta, tờ, chúng tôi, chúng ta…)

Ví dụ: Tôi đang trên đường đi làm.

  • Ngôi thứ hai: ám chỉ về người đối diện (cậu, cô, dì, anh, chị, các cậu, chú…)

Ví dụ: Chú của tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi.

  • Ngôi thứ ba: ám chỉ về một người nào đó không có mặt ( anh ta, bạn ấy, cô ấy…)

Ví dụ: Hôm qua, tôi nhìn thấy cô ấy đi ra ngoài.

Ngoài ra thì đại từ nhân xưng còn được áp dụng trong một số ngành nghề hay hoàn cảnh gia đình thường ngày. Mọi người vẫn thường xuyên dùng dùng nó để nói đến một ai đó.

Đại từ nghi vấn

Là đại từ dùng để đặt câu hỏi. Nội dung của câu có thể liên quan đến các vấn đề xoay quanh cuộc sống hàng ngày.

Các đại từ nghi vấn đó là: ai, cái gì, như thế nào, tại sao, vì sao, bao nhiêu, bao giờ, đâu…

Ví dụ: 

– Hôm nay, bà ăn cơm chưa ạ?

– Bao giờ bạn đi học lại?

– Có phải hôm qua chúng ta đã gặp nhau phải không?

– Ai là người đổ rác hôm qua?

Đại từ thay thế

Đại từ thay thế có chức năng chính là thay thế cụm từ ở trong câu. Ngoài ra thì nó còn giúp tránh lặp các từ bằng việc thay thế ai đó một cách gián tiếp. Có 3 loại đại từ thay thế mà mọi người nên biết, đó là:

  • Đại từ thay thế cho danh từ như: tôi, chúng tôi, họ, bọn họ…

Ví dụ: Hôm nay tôi và Trang có hẹn đi xem phim, nhưng nhà cô ấy có việc bận nên không thể đi được.

  • Đại từ thay thế cho động từ và tính từ như: vậy, thế này, thế kia, cho nên…

Ví dụ: Hôm nay lớp chúng tôi trực nhật cho nên chúng tôi đến sớm.

  • Đại từ thay thế cho số từ như: bao, bao nhiêu, tổng cộng, số lượng…

Ví dụ: Gia đình bạn đã đặt bao nhiêu phần quà cho trẻ em trong xóm?

  • Ở chương trình học thế nào là đại từ lớp 7 thì sẽ được chia làm 2 loại là đại từ trò và đại từ để hỏi, cụ thể như sau:
Phân loại đại từ lớp 7
Phân loại đại từ lớp 7

Đại từ để trỏ

Loại đại từ này được dùng để trỏ người, sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định nào đó.

Đại từ để trỏ được chia ra thành 3 nhóm chính như sau:

– Đại từ trỏ số lượng như: bao nhiêu, nhiêu, bấy nhiêu…

– Đại từ trỏ người, sự vật như: tôi, nó, tụi nó, tao, tụi này, tụi kia…

– Đại từ trỏ hoạt động, tính chất như: thế, như thế, vậy, như vậy…

Đại từ để hỏi

Loại đại từ này thường dùng trong câu hỏi để hỏi lý do, nguyên nhân hay kết quả của một sự vật, hiện tượng hay hành động nào đó. Đại từ để hỏi được chia thành hai loại chính là:

– Đại từ để hỏi về người, sự vật như: ai, sao, gì, đâu…

– Đại từ để hỏi về số lượng như: bao nhiêu, bấy nhiêu…

– Đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất như: sao, làm sao, thế nào…

Vai trò – chức năng của đại từ là gì?

Trong một câu thì đại từ thường đảm nhận những vai trò sau đây:

Đại từ giúp câu văn trở nên mạch lạc hơn
Đại từ giúp câu văn trở nên mạch lạc hơn

– Khi các loại đại từ trong tiếng Việt có khả năng thay thế được cho các loại từ nào thì nó sẽ giữ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của loại từ đó. Chẳng hạn nếu như đại từ thay thế cho danh từ trong câu thì chúng sẽ có vai trò như một danh từ trong câu. Tương tự nếu đại từ nắm giữ vai trò của động từ, tính từ thì nó cũng có vai trò như động từ, tính từ trong câu.

– Đại từ là thành phần chính trong câu nhằm mục đích là thay thế cho các thành phần khác của câu.

– Đại từ có chức năng trỏ, nhằm điều hướng cho người nghe, người đọc hiểu được câu nói, câu viết đang nhắc đến vấn đề gì.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến khái niệm đại từ là gì? Hy vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngữ pháp tiếng Việt, phục vụ hữu ích trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *