Trong quá trình lắp ráp sử dụng bu lông làm vật ghép nối yêu cầu người thực hiện phải sử dụng lực siết bu lông chuẩn. Bởi nếu sử dụng lực không chuẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm cũng như hiệu quả của công việc. Sử dụng bảng tra lực siết bu lông là cách đơn giản nhất để biết được chính xác lực siết cần thực hiện trên bu lông.
Contents
Bu lông và các chỉ số
Việc đọc bảng lực xiết bu lông tưởng chừng như là công việc vô cùng đơn giản ai cũng có thể làm được. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, có rất nhiều người đọc sai bảng vì không hiểu rõ về bu lông và các thông số của bu lông. Do đó, trước khi chia sẻ với các bạn bảng tiêu chuẩn lực siết bu lông, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản cần nắm được về bu lông.
Lực siết của bu lông là gì? Lực siết của bulong hiểu một cách đơn giản đây có thể hiểu là một lực hữu ích tạo thành mô-men siết bu lông nhờ kết hợp với cánh tay đòn của dụng cụ siết. Lực được tạo ra đủ lớn để có thể tạo ra các mối liên kết chắc chắn đúng yêu cầu kỹ thuật được đề ra bằng liên kết bu lông.
Lực siết này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả của công việc. Việc lực siết bu lông không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng các mối kết nối lỏng lẻo không đủ chắc chắn.
Mỗi một loại bu lông sẽ có chỉ số lực siết tiêu chuẩn riêng. Lực siết của bu lông được quyết định bởi hai yếu tố đó chính là:
- Chỉ số đường kính
- Chỉ số độ bền của bu lông (Thông thường chỉ số độ bền của bu lông sẽ được hãng sản xuất in trên mặt đỉnh của bu lông).
Trong đó, chỉ số đường kính của bulong rất hay bị nhầm lẫn với chỉ số size bu lông (chỉ số kích thước ecu vặn vào của bulong, có ký hiệu là “s”). Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này là vì chúng đều được dùng để trả lời chung cho một câu hỏi về cỡ của bu lông.
Thực tế, có không ít người lầm tưởng rằng bu lông có kích thước đường kính là M6 thì size của nó là 6. Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm, cho người bán trong quá trình tư vấn dụng cụ vặn bu bông. Chính vì vậy khi mua các dụng cụ như cờ lê kháng lực các bạn hết sức lưu ý điểm này.
Mối liên hệ của đường kính bu lông và size bu lông được thể hiện qua công thức: S =d x 1,5
Trong đó:
- S là ký hiệu của kích thước ecu vặn vào của bu lông (Size bulong)
- d là kí hiệu đường kính của bu lông
Bảng tra lực siết bu lông
Bảng lực siết bu lông được chúng tôi cung cấp dưới đây là bảng tra lực xiết bu lông được xác định dựa trên tiêu chuẩn lực xiết cho bu lông và đai ốc do quốc tế quy định.
d | s | s (lục giác chìm) | Lực siết bu lông tiêu chuẩn | ||
M3 | 5.5 | 2.5 | 1.21 | 1.79 | 2.09 |
M4 | 7 | 3 | 2.78 | 4.09 | 4.79 |
M5 | 8 | 4 | 5.5 | 8.1 | 9.5 |
M6 | 10 | 5 | 9.5 | 14 | 16.4 |
M8 | 13 | 6 | 23 | 34 | 40 |
M10 | 16 | 8 | 46 | 67 | 79 |
M12 | 18 | 10 | 79 | 116 | 136 |
M14 | 21 | 12 | 127 | 187 | 219 |
M16 | 24 | 14 | 198 | 291 | 341 |
M18 | 27 | 14 | 283 | 402 | 471 |
M20 | 30 | 17 | 402 | 570 | 667 |
M22 | 34 | 17 | 552 | 783 | 917 |
M24 | 36 | 19 | 691 | 981 | 1148 |
M27 | 41 | 19 | 1022 | 1452 | 1700 |
M30 | 46 | 22 | 1387 | 1969 | 2305 |
M33 | 50 | 24 | 1884 | 2676 | 3132 |
M36 | 55 | 27 | 2418 | 3435 | 4020 |
M39 | 60 | 3139 | 4463 | 5223 | |
M42 | 65 | 32 | 3872 | 5515 | 6453 |
M45 | 70 | 4847 | 6903 | 8079 | |
M58 | 75 | 36 | 5849 | 8330 | 9748 |
M52 | 80 | 7535 | 10731 | 12558 | |
M56 | 85 | 41 | 9394 | 13379 | 15656 |
M60 | 90 | 11673 | 16625 | 19455 | |
M64 | 95 | 46 | 14041 | 19998 | 23402 |
Bảng tra lực siết bu lông tiêu chuẩn
Cách đọc bảng tra lực siết bu lông
Để đọc được bảng lực siết bu lông trên, trước tiên chúng ta cần tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Xác định thông số bán kính, size bu lông và độ bền của bu lông trên bảng
- Trong bảng lực siết bu lông, chỉ số đường kính của bu lông được biểu diễn tại cột đầu tiên của bảng.
- Tiếp đến cột thứ 2 là chỉ số size bulong
- Cột thứ 3 là thông tin chỉ số size của bulong lục giác chìm không thể áp dụng công thức S= d x 1,5 để tính được. Cách duy nhất để xác định chỉ số này là tra bảng trên.
- Thông số độ bền của bu lông được trình bày theo hàng ngang của bảng (là hàng ngang đầu tiên của bảng).
Bước 2: Tiến hành xác định lực xiết
- Sau khi xác định được vị trí của các chỉ số trên bảng chúng ta bắt đầu tiến hành tra lực siết của bu lông.
- Xác định kích thước và thông số độ bền của bu lông sau đó tiến hành dóng đối chiếu với bảng để tìm lực siết.
- Lực siết của bu lông được thể hiện tại ô giao nhau giữa đường kính và chỉ số độ bền.
Chú ý: Chúng ta chỉ có thể sử dụng bảng quy định lực xiết bu lông trên để xác định lực siết của bu lông mới. Trong trường hợp bu lông đã được sử dụng nhiều lần hoặc đã trải qua quá trình xử lý nhiệt luyện thì không thể áp dụng bảng trên để xác định lực siết được.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về bảng tra lực siết bu lông cũng như cách thức đọc các thông tin từ bảng này. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn có thể thực hiện công việc siết bu lông được chuẩn xác hơn, các mối ghép nối từ bu lông, ốc vặn có chất lượng cao.