Chi tiết kích thước và cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô

Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô là thiết bị không thể thiếu trong các gara rửa xe, giúp cho hệ thống dịch vụ trở nên chuyên nghiệp hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn và được nhiều chủ xe tin tưởng. Trong đó, kích thước cầu nâng 1 trụ là yếu tố quyết định đến diện tích lắp đặt và các vấn đề liên quan đến quá trình thi công cầu máy. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn về các kích thước của cầu nâng 1 trụ và cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ sao cho chuyên nghiệp nhất.

Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô
Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô

Giới thiệu về cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô 

Cầu nâng 1 trụ là thiết bị chuyên dụng trong các gara ô tô, dùng để rửa xe một cách sạch sẽ nhất ở mọi bề mặt nhờ nguyên lý hoạt động nâng hạ, dựa trên áp suất khí nén, không dùng điện. Do đó, máy vô cùng an toàn khi tiếp xúc với nước và hoá chất rửa xe.

Cầu nâng 1 trụ mang lại cho người dùng những lợi ích sau:

  • Giúp rửa xe ô tô được chuyên nghiệp hơn, có khả năng nâng tối đa 4 tấn, chiều cao tối đa là 1600mm, có thể điều chỉnh 360 độ, lựa chọn được góc độ thuận lợi nhất cho việc rửa xe, đặc biệt là rửa gầm.
  • Giúp đơn giản hoá việc rửa xe, hỗ trợ quá trình rửa xe nhanh hơn và giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp cho gara, thu hút khách hàng tốt hơn.

Kích thước cầu nâng 1 trụ 

Hiện nay trên thị trường, cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô có 2 dòng nhất định, đó là cầu nâng 1 trụ Ấn Độ nhập khẩu và cầu nâng 1 trụ Việt Nam được sản xuất trực tiếp trong nước. Hai loại cầu nâng này có kích thước gần như bằng nhau và không có quá nhiều sự chênh lệch.

Tuy nhiên, chất lượng cũng như chi phí đầu tư, chế độ bảo hành của 2 loại trụ nâng ô tô này có sự khác biệt nhất định.

Kích thước cầu nâng 1 trụ Ấn Độ 

Chiều dài ty nâng của cầu 1 trụ Ấn Độ là 2,2m. Ty được cấu tạo làm 2 phần là lõi ty nâng và vỏ bọc ty nâng

  • Đường kính ty bên ngoài: 325mm
  • Đường kính ty trong: 270mm
  • Chiều cao nâng: 1500mm

Kích thước cầu nâng 1 trụ Việt Nam 

Chiều dài của ty nâng cầu nâng 1 trụ Việt Nam là 2,1m, chỉ chênh lệch 10cm so với cầu nâng Ấn Độ. Cũng như cầu nâng của Ấn, cầu nâng Việt Nam chia thành 2 phần: lõi ty và vỏ bọc của ty.

  • Đường kính ty bên ngoài: 325mm
  • Đường kính ty bên trong: 270mm
  • Chiều cao nâng: 1600mm

Bản vẽ cầu nâng 1 trụ 

Bản vẽ kích thước cầu nâng 1 trụ Ấn Độ
Bản vẽ kích thước cầu nâng 1 trụ Ấn Độ
Bản vẽ hố móng cầu nâng 
Bản vẽ hố móng cầu nâng

Lưu ý trước khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ 

Lắp đặt cầu nâng 1 trụ cần sự am hiểu và tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt. Vì vậy, trước khi lắp đặt, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

Lựa chọn vị trí phù hợp 

Việc thiết kế bản vẽ cầu nâng 1 trụ cũng như lựa chọn vị trí lắp đặt cũng đều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo cầu nâng 1 trụ được thi công theo đúng kỹ thuật, lại có tính thẩm mỹ cao thì chủ đơn vị cần tìm một vị trí lắp đặt cầu nâng hợp lý nhất.

Không đặt cầu nâng ở chính giữa gara, sát lối ra vào hoặc những nơi nền quá yếu hoặc trần quá thấp.

Phần trọng tâm của cầu nâng phải cách xa tường ít nhất 2m để đảm bảo diện tích hoạt động của thiết bị và dễ dàng di chuyển trong quá trình vệ sinh máy.

Đảm bảo các phía cầu nâng không gặp bất cứ vật cản nào.

Lựa chọn vị trí đào hố đặt cầu nâng 1 trụ
Lựa chọn vị trí đào hố đặt cầu nâng 1 trụ

Thăm dò địa chất tại nơi đặt cầu nâng 

Công đoạn thăm dò địa chất vô cùng quan trọng và cần thiết trước khi cho thi công lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Mặt nền của gara phải thuộc khu vực đất thịt, cứng, có độ an toàn cao và không bị sụt lở hay có mạch nước ngầm không ổn định. Chủ gara cần gia cố nền để đảm bảo sự chắc chắn tuyệt đối trong thời gian sử dụng.

Chuẩn bị máy móc kỹ thuật kỹ càng 

Để việc lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô được thực hiện đúng tiêu chuẩn thì sự hỗ trợ của những loại máy móc chuyên dụng là điều không thể nào thiếu. Các loại máy móc này giúp cho quá trình thi công lắp đặt cầu nâng được diễn ra một cách trơn tru và hoàn chỉnh nhất.

Cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ 

Nhìn chung, lớp vỏ bên ngoài của ty nâng Việt Nam được thiết kế theo dạng hình trụ tròn, còn cầu nâng nhập khẩu Ấn Độ lại được thiết kế thành 2 phần riêng biệt, gồm một hình trụ tròn và một phần được làm cho phình ra một chút.

Bên cạnh đó, do cấu tạo cầu nâng 1 trụ Việt Nam dài hơn một chút, do vậy, về mặt thi công lắp đặt cần lưu tâm về vấn đề này.

Các bước lắp đặt cầu nâng 1 trụ như sau:

  • Đưa ty nâng xuống móng cầu, dùng thước thuỷ lực cần bằng ty. Đây là công đoạn quan trọng nhất khi bắt đầu lắp đặt cầu nâng.
  • Tiến hành lấp cát vào hố móng, hãy thật cẩn trọng để không làm lệch ty nâng. Sau đó là đổ cát vào hố cầu cách mặt sàn 300mm để tạo thành 1 khối vững chắc, luôn giữ ty nâng ở vị trí cố định.
  • Lắp đặt đường ống dẫn dầu để nối ty cầu với bình chứa dầu thuỷ lực. Công đoạn này cần chú ý để đường dầu sau khi lắp đặt không bị rò rỉ, ảnh hưởng đến quá trình vận hành cầu.
  • Tiến hành lắp thanh đỡ vào bàn nâng và thanh dẫn cầu ô tô. Sau khi lắp đặt các bộ phận cầu, hãy gia cố thêm một lớp bê tông ở trên cổ của ben nâng rửa xe, giúp cố định cầu không bị nghiêng đổ.

Lưu ý: Sau khi thi công hố móng phải đảm bảo thời gian từ 7 – 10 ngày sau mới lắp đặt cầu nâng. Hệ thống khí nén tốt nhất là nên sử dụng dòng máy có công suất từ 5,5HP trở lên, bình chứa khí từ 500L để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Những lỗi thường gặp khi thi công cầu nâng 1 trụ 

Khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ, người thi công thường hay mắc một số lỗi cơ bản như sau:

  • Đào hố móng của cầu quá rộng: việc sử dụng máy xúc để đào móng sẽ khiến miệng hố bị rộng, do đó, thợ thi công cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này để lắp đặt cầu nâng được chính xác.
  • Làm hố móng cầu nâng trước khi làm nền, đây chính là lý do khiến cho việc lắp đặt trở nên khó khăn hơn, gây ra nhiều hệ quả cho quá trình sử dụng sau này.
  • Không làm đường rãnh dẫn nhớt: việc này không quá ảnh hưởng đến chất lượng cầu nâng, tuy nhiên chúng lại gây mất thẩm mỹ và tốn nhiều thời gian thi công.
Lỗi đào móng hố cầu nâng
Lỗi đào móng hố cầu nâng
  • Không đào hố móng đúng chiều sâu: đối với mỗi loại ty nâng khác nhau sẽ có những độ sâu không giống nhau. Nếu như người dùng đào các hố đều giống nhau sẽ khiến cho việc lắp đặt ben nâng sai quy chuẩn.
  • Không kiểm tra kỹ nền móng trước khi lắp đặt
  • Lăp đặt cầu nâng 1 trụ thiếu kỹ thuật, không đúng kỹ thuật: điều này vô cùng nguy hiểm, do đó, thợ thi công cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề này để cầu nâng hoạt động một cách tốt nhất.

Xem thêm: Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống đỗ xe gia đình

Đối với cầu nâng 1 trụ đã qua sử dụng cũng cần phải có bản vẽ lắp đặt, bạn có thể liên hệ với các đơn vị lắp đặt uy tín để được hỗ trợ bản vẽ kỹ thuật và thực hiện thi công đạt chuẩn nhất. 

Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được kích thước của các loại cầu nâng 1 trụ và biết cách lắp đặt cầu nâng sao cho đúng và đẹp mắt. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *