Lòng đố kỵ là gì? Biểu hiện và cách giúp loại bỏ lòng đố kị

Lòng đố kỵ được ví như hòn than bỏng, ném vào người khác nhưng cũng khiến bản thân bị thương. Vậy đố kị là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa, các biểu hiện và tác hại của đố kị hơn nhé.

Đố kị là gì? Ví dụ về lòng đố kỵ

Đố kị là một tính cách tiêu cực của con người; thể hiện sự ganh ghét, ganh tị, không bằng lòng và không cam tâm trước sự thành công của người khác. Đố kỵ là sự khao khát cực đoan đối với những thứ người khác sở hữu mà bản thân mình không có. Lâu dần có thể nảy sinh suy nghĩ muốn chiếm đoạt, giành lấy những thứ tốt đẹp của người khác.

Mỗi người sẽ có lòng đố kỵ khác nhau. Bạn có thể đố kỵ với những người giàu có, đi xe sang, ở nhà cao tầng hay tiêu tiền không chớp mắt. Nhưng cũng có người đố kỵ với bạn vì họ không có một gia đình hạnh phúc, không được cha mẹ yêu thương. Hay sự đố kỵ trong tình bạn khi đối phương xinh đẹp hơn, học giỏi hơn và được thầy cô yêu quý,…

Đố kị là sự ganh ghét, khó chịu với thành công hay cuộc sống của người khác
Đố kị là sự ganh ghét, khó chịu với thành công hay cuộc sống của người khác

Hầu hết chúng ta ai cũng ít nhất một lần phải trải qua cảm giác đố kỵ. Nhiều người cho rằng, sự đố kỵ chỉ xuất hiện ở các đối tượng có sự phân chia cấp bậc rõ ràng. Ví dụ, người trẻ tuổi đố kỵ với người hơn tuổi về tiền tài, địa vị và ngoại hình. Nhưng thực tế, những người cùng cấp bậc cũng có sự đố kỵ nhất định. Ví dụ, giới nhà giàu đố kỵ nhau về tài sản, hạnh phúc gia đình,…

Đặc biệt, một nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra sự đố kỵ giữa nam và nữ giới cũng khác nhau. Trong khi đàn ông thường đố kị với nhau về sự uy tín và địa vị xã hội thì phụ nữ thường đố kỵ nhau về sự hấp dẫn thể xác và chồng con.

Các biểu hiện của lòng đố kị là gì?

Đố kị dẫn đến những cảm xúc tiêu và hành động ác ý để hạ bệ người khác. Dưới đây là những biểu hiện của lòng đố kỵ:

  • Không bao giờ chịu công nhận thành công, thành quả của người khác. Cho rằng đối phương có được thành công là do may mắn hoặc được người khác giúp đỡ.
  • Dành lời khen mỉa mai cho người. Ví dụ, họ thường có lời nói kiểu như: “Ồ, chúc mừng nhé! Chắc bạn cũng chỉ ăn may thôi!”
  • Không có hứng thú hoặc tỏ ra khó chịu khi nghe về thành công của người khác.
  • Dùng mọi thủ đoạn khi cạnh tranh để giành lấy phần thắng về mình.
  • Có suy nghĩ, hành động thể hiện sự tiêu cực và bi quan. Ví dụ, khi bạn đang làm điều gì đó, họ sẽ liệt kê nhiều lý do khiến bạn nản và bỏ cuộc thay vì động viên hay khích lệ tinh thần.
  • Khi bạn thành công, người đố kỵ thường có xu hướng bắt chước bạn và cố gắng nỗ lực làm tốt hơn bạn để so sánh. Ví dụ, bạn tập thể dục 30 phút mỗi ngày thì họ sẽ tập 40 – 60 phút.
  • Thường hay nói về sự bất công. Họ cũng thích khoe khoang hoặc làm điều gì đó để thu hút sự chú ý trong đám đông.
Các biểu hiện của sự đố kỵ
Các biểu hiện của sự đố kỵ

Vì sao con người luôn đố kỵ với nhau?

Đố kị là gì? Đó là sự ganh ghét với thành công của người. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao con người luôn đố kỵ với nhau chưa? Các chuyên gia tâm lý đã phân tích và đưa ra các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Vì những thứ bạn có nhưng họ không có.
  • Cho rằng bạn không xứng đáng có những thứ đó
  • Thường xuyên tiếp xúc với những người may mắn và thành công hơn mình.
  • Không bao giờ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình

Tác hại của đố kị là gì?

Các chuyên gia đã phân tích và đưa ra 2 loại đố kỵ là: đố kị lành mạnh và đố kị ác ý. Với lòng đố kỵ lành mạnh, chúng ta sẽ không ngừng nỗ lực và hoàn thiện bản thân để đua với những người mà bạn cho là có những thứ mình không có. Loại đố kị này thực sự rất hữu ích, giúp thúc đẩy tham vọng bên trong để bứt phá.

Tuy nhiên, con người thường có lòng đố kỵ độc ác nhiều hơn là lành mạnh. Sự ganh ghét và khó chịu ấy khiến chúng ta có những suy nghĩ thù địch và hành động phá hoại để làm hại người khác. Loại đố kị này thực sự rất xấu xa và cần phải lên án.

Những người đố kị có thể buông lời gièm pha, nói xấu để hạ bệ sự uy tín và danh dự của người khác. Nhưng bản thân họ cũng đâu được ca ngợi hay giàu có hơn đâu. Điều này chỉ giúp họ thỏa mãn sự ích kỷ nhất thời của bản thân và nhận lại sự khinh bỉ, ghét bỏ và xa lánh của những người xung quanh.

Khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên nhạt nhòa, không có tình thương
Khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên nhạt nhòa, không có tình thương

Người đố kỵ dành phần lớn thời gian của bản thân để soi mói hay nghĩ cách làm hại người khác. Bởi vậy, cuộc sống của họ vô cùng tẻ nhạt và buồn chán. Họ không có thời gian để cảm nhận niềm vui hay hưởng thụ những điều tuyệt vời của cuộc sống. Thế giới của họ chỉ toàn sự tiêu cực, đố kỵ đến phiền não.

Bên cạnh đó, lòng đố kỵ cũng khiến họ mất đi các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Họ không nhận được sự kính trọng và yêu quý của mọi người. Khi gặp khó khăn hay phiền nào trong cuộc sống, họ rất khó có thể tìm được một người sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ. Trong cuộc việc, sự đố kị độc ác cũng cản trở sự phát triển và thăng tiến của bản thân họ.

Đặc biệt, lòng đố kị khiến con người có những hành vi dại dột, bồng bột và thiếu suy nghĩ. Dần dần, nó sẽ tàn phá sức khỏe, nhân cách và chất lượng cuộc sống của cá nhân khác; thậm chí là có các hành vi trái pháp luật.

Cách giúp dẹp bỏ lòng đố kị là gì?

Trân trọng những gì mình có và chấp nhận điều mình không có

Liều thuốc giải tốt nhất cho lòng đố kỵ là sự biết ơn và trân trọng. Hãy trân trọng những giá trị bạn đã sở hữu. Hãy nghĩ về những điều bạn thích và những người yêu thương bạn thay vì chỉ nhìn vào cuộc sống của người khác. Hãy chấp nhận những thứ bạn không có để dập tắt con ma đố kỵ bên trong bạn.

Tập trung phát triển bản thân

Hãy cố gắng học hỏi, rèn luyện và trau dồi kiến thức để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Khi bạn có đủ tri thức và kỹ năng, bạn sẽ biết mình sẽ phải cố gắng để có được những thứ mình mong muốn thay vì đố kị, giành giật từ tay người khác.

Tập trung phát triển bản thân
Tập trung phát triển bản thân

Đố kỵ hay đố kị đúng? Đố kỵ tiếng Anh, tiếng Trung là gì?

Hiện nay, đang có hai quan điểm về cách sử dụng i (i ngắn) và y (i dài). Đó là:

* Quan điểm 1: Cần phải có sự phân biệt rạch ròi giữa i và y

Theo quan điểm này đã có một số quy tắc được tổng hợp và đưa ra như sau:

  • i thường đứng sau phụ âm đầu: hi vọng, bác sĩ, lí luận,…
  • y thường xuất hiện trong tên riêng: Vy, Vỹ, Thy,…
  • Khi đứng một mình thì dùng y: y tế, y khoa,…
  • Đứng sau âm đệm “u” thì viết y: quy định,…
  • Âm nguyên đôi đứng đầu thì dùng y: yêu thương, yêu quý,…
  • Đứng vị trí đầu tiên mà không có âm đệm thì dùng i: in ấn, im lặng,…
  • Đứng vị trí cuối, không bao gồm các trường hợp trên thì dùng i: hoa nhài, thui thủi,…
  • Các từ thuần Việt thường dùng: í ới, ầm ĩ,…
  • Các từ Hán Việt thì dùng y: y phục, y khoa,…

* Quan điểm 2: Chấp nhận cả hai cách viết

Lý giải về quan điểm này, nhiều người cho rằng i và y có giá trị sử dụng sử dụng. Tức là về cách phát âm hay ý nghĩa thì chúng đều như nhau nên không cần phải phân biệt.

Tuy nhiên, quan điểm này không phù hợp với mọi hoàn cảnh. Trong một số trường hợp, không thể đồng nhất cách dùng i và y được.

Ví dụ, “y tế” không thể viết thành “i tế” được.

Tóm lại, với trường hợp của từ đố kị, ta có thể áp dụng đồng thời cả hai quan điểm trên đều được. Tức là bạn có thể viết “đố kị” hoặc “đố kỵ” miễn sao cảm thấy quen thuộc và dễ sử dụng là được.

Đố kỵ trong tiếng Anh là “jealousy”; còn tiếng Trung là “嫉妒”.

Những câu nói hay về lòng đố kị

  1. Ghen ăn tức ở muôn đời khổ,

Yêu thương nhường nhịn vạn kiếp vui.

  1. Sự ghen tị với người khác nuốt chửng chúng ta nhiều nhất.
  2. Khi đầy lòng ghen tị, người ta chê bai mọi thứ, dù tốt hay xấu.
  3. Việc được, thì gièm pha nổi lên. Đức cao, thì chê bai kéo đến.
  4. Rất dễ căm ghét thứ mình không thể có.
  5. Không ai có thể khiến bạn ghen tị, tức giận, thù hận hay tham lam – trừ phi bạn cho phép điều đó.
  6. Ghen tị với người phụ nữ đẹp sẽ chẳng khiến bạn đẹp hơn.
  7. Sự lớn lao luôn luôn bị ghen tị – chỉ sự tầm thường mới có thể khoe mẽ cả đống bạn bè.
  8. Số ít có hành động là đối tượng ghen tị của số đông chỉ quan sát.
  9. Lòng ghen ghét là tuyên ngôn của sự thấp kém.
Những câu nói hay và sâu xa về lòng đố kị của con người
Trâu buộc ghét trâu ăn là tục ngữ nói về sự đố kị 

Trên đây là bài viết giải thích đố kị là gì và tác hại của chúng. Mỗi người chúng ta đều có cuộc sống cho riêng mình. Vì vậy, thay vì phán xét hay dòm ngó người khác, hãy rèn luyện trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân và sống cuộc đời của chính mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *