Quan hệ từ là gì? Cho ví dụ & dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng

Quan hệ từ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thành phần của câu cũng như các câu trong đoạn văn. Vậy bạn có biết quan hệ từ là gì không? Có những loại quan hệ từ nào? Cách sử dụng quan hệ từ ra làm sao? Hãy cùng kienthucmaymoc.com tìm hiểu nhé!

Quan hệ từ là gì lớp 5?

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được sử dụng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu hay giữa đoạn văn với đoạn văn.

Quan hệ từ - kết nối các từ với nhau
Quan hệ từ – kết nối các từ với nhau

Quan hệ từ không phải là thành phần chính của câu và cũng không thực hiện các chức năng như các phần còn lại của câu. Quan hệ từ chỉ giúp kết nối các từ và liên kết nội dung có trong từ, câu hay đoạn văn. Từ đó giúp cho câu văn, đoạn văn trở nên logic, mạch lạc và dễ hiểu hơn.

Quan hệ từ là những từ nào? Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: thì, của, và, nhưng, mà. ở, tại, để, bằng, với, hay, ở, hoặc, về, như…

Ví dụ: Lan luôn cố gắng để đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

Xem thêm:

Có những loại quan hệ từ nào?

Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp

Quan hệ từ đẳng lập - Quan hệ từ chính phụ
Quan hệ từ đẳng lập – Quan hệ từ chính phụ
  • Quan hệ từ đẳng lập

Đây là những quan hệ từ nằm trong câu với nhiệm vụ chính là liên kết hai vế câu có quan hệ ngang hàng và không phụ thuộc vào nhau.

Các quan hệ từ đó là: và, với, về, rồi, song, mà, hay, còn, nhưng, hoặc…

Ví dụ: Tôi thích môn Toán và em gái tôi cũng vậy.

  • Quan hệ từ chính phụ

Đây là các quan hệ từ được sử dụng nhằm mục đích kết dính giữa hai thành tố chính phụ. Nó giúp cho vai trò bổ nghĩa của thành tố phụ trở nên rõ ràng hơn cũng như là làm nổi bật ý nghĩa của thành tố chính.

Các quan hệ từ đó là: của, bằng, do, nên, cho, để, rằng, vì, tại, bởi, ở…

Ví dụ: Do học tập chăm chỉ nên Minh đã vượt qua kỳ thi một cách dễ dàng.

Căn cứ vào thực tế sử dụng

– Các quan hệ từ thường được sử dụng độc lập như: và, với, còn, song, hay, hoặc…

VD: Bạn thích đi Hạ Long, hay Đà Nẵng, hay Phú Quốc?

– Các quan hệ từ được sử dụng thành cặp trong các vế nối của câu ghép, cụ thể như:

Các cặp quan hệ từ
Các cặp quan hệ từ
  • Quan hệ từ Điều kiện – Kết quả

Mối quan hệ này cho thấy cần phải có một sự vật, sự việc nào đó xảy ra để dẫn đến một sự việc khác có liên quan.

Các cặp quan hệ từ thường được sử dụng như: “nếu – thì”, “giá mà – thì”, “hễ – thì”… Ví dụ: Nếu hôm nay trời nắng thì chúng tôi sẽ đi dã ngoại.

  • Quan hệ từ Tương phản/Đối lập

Đây là mối quan hệ thể hiện một sự vật, sự việc nào đó có sự trái ngược với một sự vật, sự việc khác đang được đề cập đến.

Một số cặp quan hệ từ thường được dùng như: “tuy – nhưng”, “dù – nhưng”…

Ví dụ: Tuy tôi không giàu có nhưng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

  • Quan hệ từ Tăng tiến/Tăng cường

Khi sử dụng những cặp quan hệ từ này vào một câu thì sẽ giúp cho các sự vật, sự việc trong câu được tăng lên về tính chất, vấn đề hay ý nghĩa… của đối tượng ấy.

Các cặp quan hệ từ thường được sử dụng như: “không những – mà còn”, “càng – càng”, “không chỉ – mà còn”…

Ví dụ: Cô ấy không chỉ xinh đẹp mà còn hát rất hay.

  • Quan hệ từ Nguyên nhân – Kết quả

Những cặp quan hệ từ này thường sẽ đề cập đến một sự vật, hiện tượng hay một đối tượng nào đó diễn ra và là nguyên nhân dẫn đến một kết quả cụ thể nào đó.

Các cặp từ thường được sử dụng như: “vì – nên”, “do – nên”, “nhờ – mà”…

Ví dụ: Nhờ học hành chăm chỉ mà tôi đã vượt qua kỳ thi này.

Hướng dẫn cách sử dụng quan hệ từ

Khi nói hoặc viết có những trường hợp chúng ta bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Trong một số trường hợp thiếu quan hệ từ thì câu văn sẽ thay đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa, thì lúc này buộc phải dùng đến quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. Cách dùng quan hệ từ như sau:

Cách sử dụng quan hệ từ
Cách sử dụng quan hệ từ

Trường hợp bắt buộc phải dùng đến quan hệ từ

– Trường hợp mà chúng ta buộc phải sử dụng đến quan hệ từ là khi câu văn có nhiều vế và nghĩa quan trọng cần phải được làm rõ. Nếu như chúng ta không dùng đến quan hệ từ thì ý nghĩa của câu sẽ trở nên khó hiểu, phi logic. Ngoài ra thì tính mạch lạc cũng sẽ bị đứt gãy; khiến cho câu từ trở nên lủng củng và thiếu đi sự liên kết.

– Ví dụ: “Hôm nay, tôi làm việc ở nhà”. Trong ví dụ này, nếu như không dùng quan hệ từ “ở” thì câu này sẽ bị thay đổi nghĩa thành “Hôm nay, tôi làm việc nhà”.

Trường hợp có thể dùng hoặc không dùng đến quan hệ từ

– Trường hợp có thể lược bỏ đi quan hệ từ đó là do việc bạn dùng hay không dùng quan hệ từ thì nghĩa của câu vẫn đó cũng sẽ không thay đổi. Vì vậy mà chúng ta có thể lược bỏ bớt đi quan hệ từ để giúp cho câu văn trở nên súc tích và ngắn gọn hơn. Bên cạnh đó thì người đọc hoặc người nghe cũng sẽ nắm được ý nghĩa nội dung một cách nhanh chóng hơn.

– Ví dụ: Mọi người tin tưởng ở sự lãnh đạo của anh ấy.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến quan hệ từ là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tích lũy được thêm được những kiến thức hay và bổ ích. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *