Trong tự nhiên và trong hệ sinh thái có nhiều loài sinh vật khác nhau, trong đó có sinh vật dị dưỡng. Vậy bạn có biết sinh vật dị dưỡng là gì không? Sinh vật dị dưỡng giống và khác gì sinh vật tự dưỡng? Hãy cùng với chúng tôi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.
Contents
Sinh vật dị dưỡng là gì?
Thế nào là sinh vật dị dưỡng?
Sinh vật dị dưỡng là những sinh vật không thể tự tạo ra thức ăn từ quá trình cố định cacbon. Vì vậy mà chế độ ăn uống của nó bắt nguồn từ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các nguồn cacbon hữu cơ khác như là thực vật và động vật.
Quá trình dinh dưỡng của những sinh vật này sẽ đại diện cho tất cả những sinh vật sống kết hợp với các chất hữu cơ đã được tạo ra bởi các loài sinh vật khác. Điều này khiến chúng không thể tự tạo thành chất dinh dưỡng từ các chất vô cơ đơn giản.
Sinh vật dị dưỡng sử dụng tất cả năng lượng chúng tiêu thụ để phục vụ việc tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng cho một số chức năng sinh học và sinh sản khác.
Ví dụ về sinh vật dị dưỡng như:
- Động vật ăn cỏ, động vật ăn tạp và động vật ăn thịt: Cần ăn các sinh vật khác để lấy protein và năng lượng.
- Nấm và động vật nguyên sinh: Cần cacbon để tồn tại và sinh sản nên chúng cũng là động vật dị dưỡng.
- Con người cũng được xếp vào nhóm động vật dị dưỡng bởi con người không thể tự tổng hợp chất hữu cơ để duy trì hoạt động sống mà cần phải dựa vào nguồn thức ăn từ thực vật và động vật khác.
Phân loại sinh vật dị dưỡng
- Sinh vật Saprobic: là tác nhân chính phân hủy và tuần hoàn tất cả các chất hữu cơ có trong đất. Nó có nhiệm vụ là hấp thụ chất dinh dưỡng của những sinh vật chết. Hầu hết thì vi khuẩn, nấm, côn trùng, giun… đều thuộc nhóm này.
- Sinh vật Detritivore: hấp thụ chất dinh dưỡng từ các mảnh vụn hữu cơ. Tuy nhiên chúng cần phải gặm nhấm hoặc cắt nhỏ các nguyên liệu dinh dưỡng. Ví dụ: bọ cánh cứng, ấu trùng ruồi, sâu, hải sâm…
- Sinh vật ăn thịt: sống dựa vào việc ăn thịt các loài động vật khác, có thể thông qua việc săn mồi hoặc nhặt mồi. Ví dụ: sư tử, cá mập, đại bàng…
Bên cạnh đó, các sinh vật dị dưỡng cũng có thể được phân chia tùy thuộc vào chế độ ăn của chúng:
- Động vật ăn tạp: có thể ăn hầu hết mọi thứ, bao gồm cả thực vật và động vật. Do đó chúng ít gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chất dinh dưỡng.
- Động vật ăn thịt: là những loài chỉ ăn thịt. Năng lượng thu được thông qua các sinh vật khác và sử dụng lipid đã được lưu trữ ở trong cơ thể.
- Động vật ăn cỏ: thức ăn chính là thực vật và thảm thực vật. Nó cũng là những sinh vật tiêu thụ chính trong chuỗi thức ăn.
Vai trò của sinh vật dị dưỡng là gì?
Sinh vật dị dưỡng vai trò rất lớn trong hệ sinh thái. Chúng làm cho Trái Đất trở nên đa dạng và phong phú về loài; cho phép các loài sinh vật có thể tồn tại được trong các hệ sinh thái cũng như môi trường sống tự nhiên khác nhau.
Sinh vật dị dưỡng là một phần của chuỗi thức ăn; tham gia vào quá trình chuyển hóa chất hữu cơ và năng lượng. Dinh dưỡng của nó được thực hiện khi mà các tế bào tiêu thụ các chất hữu cơ được hình thành.
So sánh giữa tự dưỡng và dị dưỡng
Điểm giống nhau
- Sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng là 2 nhóm sinh vật sống được phân loại dựa trên nguồn cacbon sử dụng.
- Có thể sử dụng năng lượng ánh sáng hoặc là năng lượng hóa học để làm nguồn năng lượng.
- Dị dưỡng và tự dưỡng đều đóng vai trò quan trọng đối với sự cân bằng của hệ sinh thái.
Điểm khác nhau
Tiêu chí | Sinh vật tự dưỡng | Sinh vật dị dưỡng |
Khái niệm | Tự dưỡng là hình thức sinh vật có thể tự sản xuất thức ăn bằng cách sử dụng cacbon từ nguồn cacbon vô cơ như carbon dioxide.
Ví dụ: Vi khuẩn nitơ được sử dụng để làm cho đất màu mỡ hơn; thông qua quá trình oxy hóa amoniac dẫn đến nitrat. |
Dị dưỡng là hình thức sinh vật không thể tự sản xuất thức ăn mà phải phụ thuộc vào sinh vật khác để kiếm ăn. |
Nguồn carbon sử dụng | Sinh vật tự dưỡng sẽ sử dụng carbon vô cơ tự sản xuất thức ăn của riêng chúng. | Sinh vật dị dưỡng là những sinh vật chỉ sử dụng carbon hữu cơ và chúng không thể tự sản xuất thức ăn cho mình. |
Các biến thể | Sinh vật tự dưỡng có thể chia thành 2 loại là: là sinh vật quang tự dưỡng hoặc sinh vật hóa tự dưỡng, cụ thể:
|
Sinh vật dị dưỡng có thể được chia thành 2 loại là: vô cơ dưỡng và hữu cơ dưỡng:
Ngoài ra còn có một cách chia khác là sinh vật quang dưỡng và sinh vật hóa dưỡng:
|
Sinh thái |
Sinh vật tự dưỡng chủ yếu là thực vật, tảo và vi khuẩn lam. Trong mọi hệ sinh thái thì sinh vật tự dưỡng là nền tảng của chuỗi thức ăn. Chúng sẽ hấp thụ năng lượng từ môi trường dưới dạng là chất hóa học vô cơ hoặc ánh sáng. Sau đó sẽ dùng nó để tạo ra các phân tử giàu năng lượng, ví dụ như cacbohidrat. |
Sinh vật dị dưỡng chủ yếu bao gồm động vật. Ngoài ra thì một số thực vật, nấm hoặc vi khuẩn cũng thuộc sinh vật dị dưỡng. Sinh vật dị dưỡng thường ăn sinh vật tự dưỡng để phục vụ các chức năng cần thiết cho sự sống. Sinh vật dị dưỡng sẽ thu được năng lượng bằng cách phá vỡ các nguyên tử hữu cơ (bao gồm carbohydrate, chất béo và protein) thu được trong thức ăn. |
Trên đây là những kiến thức có liên quan đến sinh vật dị dưỡng là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại sinh vật này, phục vụ hữu ích trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!