Giải thích ý nghĩa câu tri nhân tri diện bất tri tâm là gì?

Hẳn là chúng ta đều từng nghe đến câu “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”, thế nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “tri nhân tri diện bất tri tâm” là gì ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Giải thích “Tri nhân tri diện bất tri tâm” là gì?

Người xưa đã từng nói: “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”. Ý nghĩa của câu này đơn giản là “Vẽ con hổ vẽ da của nó nhưng không vẽ được xương, nhìn người nhìn mặt của họ nhưng không thể nhìn thấy tấm lòng”. Nội tâm của con người, suy nghĩ hay con người thật của người khác là điều vô cùng khó đoán khó lường.

Tri nhân tri diện bất tri tâm
Tri nhân tri diện bất tri tâm là gì?

Cụ thể thì diễn giải câu là:

Họa hổ họa bì nan họa cốt: họa là vẽ vời; hổ là con cọp; bì là da; nan là khó (gian nan), cốt là xương.

Vậy nên câu đó có nghĩa là: vẽ cọp thì chỉ vẽ được bộ da chứ khó mà vẽ được bộ xương bên trong.

Tri nhân tri diện bất tri tâm: Tri nghĩa là biết; nhân là con người; diện là mặt; bất là không, tâm là tấm lòng. Vậy câu này có nghĩa là biết người thì biết được mặt thôi chứ không thể nào biết được tấm lòng của họ.

Tìm hiểu “Tri nhân tri diện bất tri tâm” tiếng Trung

Trong tiếng Trung cũng có câu “tri nhân tri diện bất tri tâm”.

Tri nhân tri diện bất tri tâm tiếng Trung
Tri nhân tri diện bất tri tâm tiếng Trung

“Tri nhân tri diện bất tri tâm” trong tiếng Trung là 知人知面不知心, phiên âm: zhīrénzhīmiàn bùzhīxīn.

  • – 知人 – tri nhân: quen biết, nhìn thấy một người nào đó.
  • – 知面 – tri diện: biết mặt, biết diện mạo bên ngoài.
  • – 不知心 – bất tri tâm: không biết được lòng.

Trong tiếng Hán thì “tri” nghĩa là là biết, “nhân” nghĩa là người, “diện” là mặt còn “tâm” là tâm tính. Câu này có nghĩa đen là khi biết một người, biết rõ khuôn mặt nhưng rất khó biết tâm tính thật của người đó. Còn nghĩa sâu xa là nói đừng vội nghĩ mình đã hiểu rõ một người khi chưa thật sự cùng họ trải qua nhiều biến cố.

Ý nghĩa câu đối “tri nhân tri diện bất tri tâm”

Câu “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm” này khuyên mọi người nên thận trọng đối với những điều mà mình không biết hoặc mới gặp thời gian ngắn. Phải có tâm lý đề phòng với những gì bản thân chưa thực sự hiểu rõ. Tuy nhiên cần có sự đề phòng trong những trường hợp thật sự cần thiết chứ không phải lúc nào cũng đa nghi, thiếu quyết đoán. Cần có sự tìm tòi để hiểu được bản chất bên trong của vấn đề, nắm vững và để làm chủ bản thân.

Khám phá “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”
Khám phá “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm”

Ngay như việc vẽ một con hổ, nếu một người có sự hiểu biết về cơ thể loài hổ thì cũng có thể dễ dàng vẽ được xương hổ mà thôi. Khi trang bị cho mình đủ kiến thức rồi thì bạn có thể hoàn toàn tự tin trong cuộc sống. Việc tìm hiểu một con người cũng vậy. Muốn hiểu rõ được một người nào thì cần có quá trình tiếp xúc lâu dài. Hiểu rõ được người khác sẽ giúp cho cuộc sống vui vẻ, chúng ta sẽ biết đối nhân xử thế hơn, biết ai là người xứng đáng để mình đối xử tốt.

Ngày nay cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ, cụm từ “tri nhân tri diện bất tri tâm” cũng được dùng để chỉ những kẻ gian xảo, làm những điều xấu xa sau lưng người khác. Ở Việt Nam chúng ta hay bắt gặp một số câu thành ngữ, tục ngữ có hàm ý tương tự ví dụ như câu “Đừng trông mặt mà bắt hình dong”. Nghĩa là để biết một người như thế nào thì đừng chỉ nhìn hình thức bên ngoài hay cách ăn mặc của người đó. Hay như câu “Dò sông dò biển thì dễ dò. Nhưng đố ai lấy thước mà đo được lòng người”.

Trên đây là những gì mà kienthucmaymoc.com muốn cung cấp tới bạn về câu “Tri nhân tri diện bất tri tâm”. Hi vọng sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn “tri nhân tri diện bất tri tâm” là gì và biết áp dụng câu này trong cuộc sống. Hẹn gặp lại các bạn trong những nội dung thú vị tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *