Có chí thì nên là gì? Phương pháp rèn luyện ý chí của bản thân

Kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta vô cùng đồ sộ và phong phú; chứa đựng những bài học sâu sắc về con người và xã hội được ông cha ta đúc kết và truyền lại cho thế hệ sau. Một trong số đó có câu tục ngữ “có chí thì nên”. Vậy bạn có biết có chí thì nên là gì không? Làm sao để rèn luyện ý chí của bản thân?

Giải thích câu tục ngữ “có chí thì nên”

“Có chí thì nên” là gì?

“Chí” ở đây tức là ý chí, chí hướng, nỗ lực của con người; “nên” ở đây ám chỉ sự thành công trong cuộc sống, ví dụ như thành đạt trong sự nghiệp hay thực hiện được ước mơ, lý tưởng của mình…

Câu tục ngữ này khéo léo sử dụng cặp quan hệ từ điều kiện – giả thiết “có – thì” để nhấn mạnh ý nghĩa câu nói: Nếu như có ý chí, nỗ lực thì sẽ thực hiện được mục tiêu cũng như đạt được mong muốn của bản thân.

“Có chí thì nên”
“Có chí thì nên”

Có chí thì nên” là một đức tính tốt đẹp và cần phải có ở mỗi người. Bởi trong cuộc sống, tất cả mọi việc mà chúng ta làm đều yêu cầu phải có ý chí, nghị lực. Một ý chí vững vàng thì sẽ là đôi cánh giúp chúng ta bay đến ước mơ dễ dàng hơn. Nó cũng tiếp thêm sức mạnh để giúp chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách.

Để tiến tới thành công thì bạn phải giữ vững được ý chí, tinh thần của mình để kiên trì theo đuổi mục tiêu. Một khi ý chí đã lung lay thì mọi nỗ lực, phấn đấu của bạn từ trước đến giờ đều sẽ có nguy cơ đổ vỡ.

Thành công sẽ không bao giờ mỉm cười đối với những người lười biếng. Chính vì vậy hãy giữ cho mình một ý chí vững vàng và luôn nỗ lực không ngừng trong cuộc sống để có thể bước đến đỉnh vinh quang.

Dẫn chứng cho câu tục ngữ “có chí thì nên”

Một trong những dẫn chứng tiêu biểu cho câu tục ngữ “có chí thì nên” chính là câu chuyện về nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Vào những năm đầu đời thì Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên khi lên 4 tuổi thì một cơn bạo bệnh bất ngờ đã cướp đi cả hai bàn tay của ông. Kết quả là ông bị liệt cả hai tay và mãi mãi không cầm được bút nữa. Điều này cũng đồng nghĩa là việc học hành sẽ chấm dứt từ đây.

Mặc dù rất đau buồn thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Ông quyết không đầu hàng số phận bằng cách luyện viết bằng bàn chân của chính mình.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết bút bằng chân
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết bút bằng chân

Lúc đầu thầy tâm sự, để viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi cảm thấy rất tức tưởi nên đã muốn buông xuôi tất cả. Nhưng dần dần bình tâm lại thì ông đã viết được chữ O, chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim cũng như những thứ đồ chơi để chơi.

Sau đó thì ông quay trở lại học hành và học rất giỏi. Năm 1962, ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông đã tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5. Ông lại được Chủ tịch Hồ Chí Minh  tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học.

Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi sau đó trở về quê nhà làm thầy giáo.

Nguyễn Ngọc Ký chính là một tấm gương sáng về nghị lực vượt lên trên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy rằng một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi của Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục.

Phương pháp rèn luyện ý chí cho bản thân

“Có chí thì nên” ai nghe thì sẽ cảm thấy chỉ cần bản thân có ý chí thì làm chuyện gì cũng trở nên dễ dàng và thành công. Tuy nhiên, khi đương đầu với thử thách, khó khăn thì sẽ có lúc khiến chúng ta chùn bước, chán nản và muốn bỏ cuộc. Những lúc như thế này sẽ cần đến một ý chí sắt đá để kìm hãm lại sự nản chí của bản thân, thôi thúc chúng ta tiếp tục cố gắng.

Tuy nhiên không phải ai cũng có được ý chí sắt đá như thế. Tất cả đều phải trải qua quá trình tôi luyện thì mới hình thành nên được. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn rèn luyện ý chí của bản thân trở nên vững vàng hơn:

  • Xác định rõ các mục tiêu ngay từ đầu

Việc xác định được mục tiêu chính xác là bước tiên quyết để chúng ta đi đúng hướng và thực hiện được mục đích của bản thân. Nếu như chúng ta không nắm rõ được mục tiêu thì bản thân sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, mơ hồ không biết phải làm gì. Lúc đó, ý Có thể nói, mục tiêu cũng chính là động lực để bản thân quyết tâm, nỗ lực hơn trong quá trình thực hiện ước mơ của mình.

Xác định rõ các mục tiêu cho bản thân
Xác định rõ các mục tiêu cho bản thân
  • Chia nhỏ mục tiêu để thực hiện

Để thực hiện một ước mơ, lý tưởng hoặc mục đích to lớn nào đó thì đương nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy bạn hãy chia nhỏ mục tiêu để từ từ thực hiện. Như vậy thì sẽ bớt nặng nề, áp lực hơn và bạn cũng không cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Sau khi hoàn thành được một mục tiêu nhỏ thì bạn cũng sẽ có thêm động lực để hoàn thành các mục tiêu tiếp theo. Khi đó thì ý chí của bạn cũng trở nên mạnh mẽ và cứng rắn hơn.

  • Không ngừng học hỏi và nỗ lực
Không ngừng nỗ lực
Không ngừng nỗ lực

Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu thì bản thân bạn cũng phải kết hợp học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng cùng sự hiểu biết.

Hãy cố gắng học hỏi để biết thêm nhiều kiến thức, tạo thêm được nhiều nền tảng vững chắc cho bản thân. Việc thiếu kiến thức ít nhiều sẽ khiến cho bạn gặp sai sót trong quá trình làm việc. Từ đó dẫn đến tâm trạng tiêu cực, thất vọng. Lúc này thì ý chí có mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ dần lụi tàn.

  • Biết điều khiển cảm xúc của cá nhân

Điều khiển cảm xúc cá nhân chính là một điều rất quan trọng, không chỉ trong việc xây dựng ý chí của bản thân mà còn trong mọi trường hợp của cuộc sống như: công việc, các mối quan hệ… Cảm xúc một khi bị kích động hoặc bị ảnh hưởng xấu thì sẽ khiến bản thân ta sản sinh ra năng lượng tiêu cực cùng những hành động sai lầm.

Một ngày vui vẻ, bình thường có thể sẽ bị hủy hoại nếu như chúng ta gặp một chuyện buồn bã, không vui. Lúc này bản thân chắc chắn sẽ bị mất hứng, không có động lực hay sức lực để làm việc khác. Do đó việc điều khiển cảm xúc là điều thiết yếu, góp phần xây dựng một ý chí sắt đá.

  • Ăn mừng những thành quả nhỏ
Tự tưởng cho bản thân sau những thành quả đạt được
Tự tưởng cho bản thân sau những thành quả đạt được

Khi bản thân đã hoàn thành được những nhiệm vụ, mục tiêu nhỏ đã đề ra thì chúng ta nên tự thưởng cho mình một món quà nhỏ để chúc mừng. Đó cũng là động lực để chúng ta phấn đấu và cố gắng cho những mục tiêu cao hơn.

Đọc những câu chuyện, những câu nói hay những tấm gương về ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống

Đây cũng là một trong những phương pháp hữu dụng và hiệu quả trong việc rèn luyện ý chí của bản thân. Nó giống như một liều thuốc giúp chúng ta bổ sung niềm tin và động lực, truyền cảm hứng cho chúng ta để phấn đấu, cố gắng hơn nữa trong công việc.

Như vậy bạn đã hiểu được câu tục ngữ “có chí thì nên” là gì rồi đúng không nào? Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng với bất kì ai, sẽ luôn có những khó khăn, thử thách mà chúng ta phải đối mặt. Tuy nhiên điều quan trọng là trong cuộc chiến đó, ai là người có được ý chí sắt đá, nghị lực và sự kiên cường thì sẽ là người chiến thắng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ “có chí thì nên” và rút ra được bài học cho bản thân mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *