Vệ sinh xe máy như thế nào để xe luôn hoạt động tốt?

Chất bẩn là nguyên chính gây nên những sự cố cho xe như xe bị chết máy, xe bị ì, hỏng linh kiện,… làm giảm hiệu quả làm việc và tuổi thọ của xe. Do vậy, người sử dụng luôn phải vệ sinh xe máy thường xuyên, nhưng làm sao để các linh kiện khó vệ sinh của xe máy như sên, buồng đốt xe máy,lọc gió, pô xe,… chúng ta hãy đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn vệ sinh buồng đốt xe máy

Trong quá trình đốt cháy nhiên  liệu cho xi lanh trong động cơ hoạt động thì buồng đốt sẽ xuất hiện những chất thải nguyên liệu như muội than, hạt cứng các bon bám vào linh kiện làm cho hiệu suất làm việc của động cơ bị giảm. Do vậy người ta luôn chú trọng vệ sinh buồng đốt xe máy thường xuyên.

ve-sinh-xe-may-1

Người dùng nên thường xuyên vệ sinh buồng đốt xe máy

Cách làm sạch buồng đốt rất đơn giản, bạn có thể làm tại nhà:

Bước 1: Người dùng tháo hệ thống lọc gió xe máy.

Bước 2: Sử dụng ống dẫn khí vào sâu tận bên trong động cơ xe máy.

Bước 3:  Bạn dùng đầu nối dây để kẹp rung chấn cảm ứng với sendo xe máy.

Bước 4: Dây kẹp rung chấn sẽ kẹp vào vị trí biển số của xe.

Bước 5: Khởi động xe máy bằng cách lên ga xác nhận máy ga cầm chừng mức bình thường.

Bước 6: Nhấn công tắc đóng mở sản sinh khí 1-2 giây, sẽ có đèn báo tín hiệu sản sinh ra khí sáng. Mỗi lần ấn công tắc đóng/mở khí thì máy sẽ tự động tính số lần tẩy rửa và thông số sẽ đếm ngược và được hiện lên trên màn hình.

Lưu ý, người dùng không được lên ga hay lên số khi đang trong quá trình tẩy rửa. Nếu trong lúc này động cơ đột ngột tắt, máy vệ sinh buồng đốt xe máy sẽ tự dừng sản sinh khí cho đến khi động cơ máy lại hoạt động và máy sẽ lại sản sinh như trạng thái ban đầu.

Bước 7: Sau khi thực hiện tẩy rửa được 20 phút, công tắc cũng như đèn báo tín hiệu sẽ tự động tắt, dòng điện trở về 0, và máy vệ sinh buồng đốt tự động nghỉ. Bạn rút dây khí ra khỏi xe và khởi động lại xe, cuối cùng ráp nối bộ khí về trạng thái ban đầu là được.

Để xe máy của bạn chạy êm và không bị giật cục, không bị tiêu hao nhiên nhiều và đặc biệt để bạn được bền lâu thì cần được chăm sóc vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ.

Vệ sinh nồi xe tay ga

Nồi xe tay ga gồm có chén bi – bộ bi 6 viên – ắc nồi (khâu nồi) – kẹp trượt nên bạn phải vệ sinh từng linh kiện nhỏ này.

+ Kiểm tra bi nồi: Bi nồi bị hỏng là một trong những nguyên chính gây lên hiện tượng xe máy bị rồ ga, nên nếu linh kiện này bị mòn rỉ thì bạn nên thay thế mới lại. Còn nếu chỉ bị bẩn thì bạn dùng khăn lau lại.

ve-sinh-xe-may-2

Vệ sinh nồi ga xe máy đúng cách

+ Kẹp trượt: Bạn kiểm tra xe kẹp trượt có bị lỏng hay bụi bẩn bám nhiều không, rồi chỉnh sửa và loại trừ các vết bẩn.

+ Còn các bộ phận còn lại bạn chỉ cần dùng khăn lau sạch là được.

Vệ sinh lọc gió xe máy

Lọc gió là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp không khí sạch cho động cơ hoạt động, khi chi tiết máy này gặp vấn đề sẽ làm cho động cơ không có đủ không khí để đốt xăng gây nên tình trạng xe hoạt động yếu  hoặc không hoạt động được.

Để làm sạch lọc gió xe máy để xe hoạt động tốt, bạn hãy tháo mút xốp tẩm dầu để giặt sạch sau đó phơi khô và tẩm dầu lại là xong. Tuy nhiên bạn cũng không nên vệ sinh quá nhiều lần bộ phận này vì sử dụng lâu làm cho linh kiện bị biến dạng và không hoạt động tốt như cũ. Vậy nên sau 3 lần vệ sinh thì bạn hãy thay mới để lọc gió hoạt động tốt nhất.

Vệ sinh sên xe máy

Hiện nay trên thị trường có 2 loại sên phổ biến là dạng truyền thống mắt xích ăn khớp thông thường và mắt xích có phốt cao su. Bạn không nên sử dụng hóa chất để làm sạch sên có phốt cao su vì có thể làm cho phốt cao su bị giãn nở, hư hại cho linh kiện.

ve-sinh-xe-may-3

Vệ sinh xe máy thường xuyên giúp tăng tuổi thọ của xe

Để giúp cho sên xe máy luôn hoạt động hiệu quả bạn hãy làm theo các bước vệ sinh dưới đây.

Bước 1: Sử dụng nước rửa xe chuyên dụng để loại bỏ các bụi bẩn bám trên bề mặt sên và đĩa xe máy. Bạn dùng bình xịt xịt đều lên các mặt của sên và dĩa xe máy, xịt mặt ngoài, mặt sau và mặt ở giữa của sên. Còn  nhông xe nằm bên trong nên việc vệ sinh nhanh khá bất tiện, xịt chất tẩy tối đa vào vị trí này để chúng tự làm sạch.

Bước 2: Dùng bàn chải 3 mặt chuyên dụng để đánh đều lên 4 mặt sên, mặt đĩa rồi xoay tròn bánh xe để đảm bảo tất cả các chi tiết đều đã được làm sạch.

Bước 3: Dùng nước để loại bỏ các hóa chất và chất bẩn còn bám lại

Bước 4: Lau khô hoặc xì khô lại linh kiện.

Bước 5: Bôi trơn cho sên xe bằng dung dịch bôi trơn chuyên dụng để đảm bảo linh kiện hoạt động tốt.

Vệ sinh pô xe máy

Sau một thời gian sử dụng Pô xe máy sẽ dính bụi bẩn, bám bụi bên trong do đó tiếng nổ không được êm và người dùng cũng ít khi quan tâm vệ sinh pô cho xe máy dẫn đến ô xy hóa và gây hỏng thủng pô

Bước 1: Đầu tiên bạn tháo ống pô xe máy ra khỏi thân xe, thông thường đáy cổ pô sẽ có hai ốc cố định, dùng dụng cụ phù hợp để tháo hai chiếc ốc này ra, rồi tháo tiếp các ốc cố định phần thân bầu pô rồi nhấc pô xe ra ngoài.

Bước 2:Bạn dùng 1 lít xăng để đổ vào pô xe, khi đổ hãy đặt ống pô nằm xuống nền nhà. Sau đó lấy túi ni lông bịt hết các đầu lỗ thoát lại, không cho hơi xăng bốc ra ngoài.

Bước 3: Lắc ống pô thật đều để xăng tiếp xúc được với mọi vị trí của ống pô, đánh tan muội và bụi bẩn. Cứ lắc khoảng 100 cái rồi để qua đêm.

Bước 4: Hôm sau bạn đổ xăng trong ống pô ra ngoài.

Bước 5: Dùng bình xịt  chuyên dụng để vệ sinh xe máy, xịt lên các vết rỉ sét trên thân pô, cổ pô…sau đó dùng khăn lau sạch

Cuối cùng bạn rửa sạch và làm khô linh kiện và lắp lại là có thể sử dụng rất tốt.

Vậy là qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết vệ sinh xe máy đúng cách và làm sạch được những chi tiết máy của xe để xe luôn hoạt động tốt. Bạn cũng nên chú ý thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ để giúp tăng tuổi thọ của xe và phát hiện ra những hư hỏng kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *