Bọ ngựa được biết đến với nhiều công dụng trong Đông y như: chữa viêm họng, ra mồ hôi trộm, đái dầm… Vậy bạn có biết bọ ngựa ăn gì không? Bọ ngựa có lối sống và tập tính như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loài côn trùng này nhé!
Contents
Đặc điểm chung của bọ ngựa
Bọ ngựa (Mantodea) đã xuất hiện khoảng từ 20 triệu năm trước ở nhiều khu vực từ vùng ôn đới cho tới nhiệt đới.
Đây là một loài côn trùng có kích thước lớn, cụ thể: con cái khoảng 48 – 76 mm trong khi con đực chỉ khoảng 40 – 61 mm. Màu sắc cơ thể bọ ngựa cũng sẽ thay đổi theo màu của nơi ở. Đặc biệt là khi chúng rình mồi thì màu thường xuất hiện là xanh lá cây, màu cỏ úa, vàng hoặc màu nâu.
Bọ ngựa có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau giống như một tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút. Cánh thường có màu xanh lá cây nhạt hoặc là màu nâu nhạt. Phần đầu của bọ ngựa có khả năng xoay 300 độ nên chúng có tầm nhìn rất rộng để có thể tìm kiếm con mồi cũng như tránh né kẻ thù.
Đốt ngực trước có dạng ống kéo dài và ở phía trong các xương chậu của đôi chân trước có 1 chấm đen với một điểm nâu sáng ở chính giữa. Đôi chân trước của bọ ngựa có dạng lưỡi kiếm, bờ trong có gai nhọn dùng để bắt mồi.
Môi trường sống ưa thích của bọ ngựa thường là các bờ bụi, lùm cây. Chúng thích nghi tốt với môi trường ẩm và sáng. Ngoài ra, bọ ngựa cũng có thể nhanh chóng thích nghi trong nhiều môi trường khác nhau như: rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, cao nguyên, sa mạc…
Những tập tính của bọ ngựa
Bọ ngựa sinh sản
Sau khi giao phối với bọ ngựa đực thì bọ ngựa cái sẽ giết và ăn thịt bọ ngựa đực để cung cấp protein cũng như chất dinh dưỡng cho trứng. Mặc dù vậy nhưng hành vi này vẫn không thể ngăn cản được bọ ngựa đực ngừng giao phối. Bọ ngựa cái có thể đẻ ra hàng trăm trứng và sau đó sẽ nở ra bọ ngựa non.
Bọ ngựa săn mồi
Bọ ngựa chủ yếu dựa vào thị lực để xác định vị trí của con mồi. Tầm nhìn của bọ ngựa gần giống như mắt 3D với hai ống nhòm là lập thể. Điều này giúp bọ ngựa có thể phát hiện được độ sâu và khoảng cách hiệu quả giúp cho chúng săn mồi tốt hơn.
Thông thường thì bọ ngựa sẽ dùng khứu giác để phát hiện ra các pheromone của bọ ngựa cái hoặc là các loài bọ ngựa khác.
Thính giác và các giác quan khác của bọ ngựa hầu như phát triển không tốt. Tuy nhiên chúng có thể sử dụng thính giác để tránh kẻ săn mồi như dùng tai để định vị tiếng vang của dơi…
Bọ ngựa sẽ sử dụng râu để xúc giác chứ ít khi sử dụng đến cảm giác và vị giác bởi nó phát triển hạn chế hơn các cơ quan khác.
Có thể nhận thấy rằng bọ ngựa săn mồi là dựa vào khả năng tàng hình để bắt con mồi. Sau khi nhận biết được mục tiêu thì nó sẽ tiến lại gần và lao nhanh về phía trước để tóm mục tiêu bằng cả hai chân trước đầy gai. Tiếp đến sẽ kéo con mồi lại gần và nuốt chửng chúng.
Bọ ngựa tự vệ
Nhìn hai chân trước của bọ ngựa rất khỏe nhưng thực chất thì chúng không dùng để tự vệ mà thay vào đó sẽ tự nguy trang trong môi trường sống như bờ cây, bụi rậm để có thể lẩn tránh những kẻ săn mồi.
Đối với bọ ngựa nhiệt đới thì sẽ dang rộng đôi cánh để phản ứng lại kẻ săn mồi. Điều này làm cho cơ thể của chúng lớn hơn nên có thể xua đuổi những kẻ tấn công. Mặc dù bọ ngựa có thể cắn nhưng nọc độc của chúng lại không có độc.
Bọ ngựa ăn gì? Cách cho bọ ngựa ăn
Bọ ngựa là loài động vật ăn thịt nên chúng là những kẻ săn mồi trong tự nhiên và sẽ ăn bất cứ thức ăn gì.
Đa phần thì những loại côn trùng nhỏ như: muỗi, ruồi, kiến, ong, bọ cánh cứng, gián… là nguồn thức ăn chính của bọ ngựa.
Nhiều loài bọ ngựa có kích thước lớn thì có thể ăn được những con mồi to hơn như: cá, chim, rắn, chuột, nhện…
Nếu như gia đình bạn nuôi bọ ngựa thì có thể cho chúng ăn: ruồi giấm, bướm đêm, sâu tơ nhỏ, ruồi, bọ gạo, ấu trùng ruồi,châu chấu, dế…
Cách nuôi bọ ngựa như thế nào?
Lựa chọn giống bọ ngựa
Để nuôi bọ ngựa lớn nhanh và phát triển khỏe mạnh thì trước tiên chúng ta cần lựa chọn những giống bọ ngựa khỏe mạnh ví dụ như bay nhảy nhanh hay nhìn bên ngoài có thân hình cân đối không xuất hiện các dị tật…
Làm chuồng cho bọ ngựa
Bọ ngựa là loài côn trùng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói nên trong quá trình nuôi cần phải làm chuồng và sử dụng hàng rào.
Cách làm chuồng nuôi bọ ngựa như sau: Kích thước hàng rào 1mx1mx1m và không nên làm chuồng có lỗ to vì bọ ngựa sẽ bay ra bên ngoài. Để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp cần vào chuồng thì dùng thêm rèm che ở phía trên mặt lồng.
Tốt nhất bạn nên sử dụng hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh với kích thước 15cmx15cm.
Lưu ý là đục lỗ nhỏ để hút oxy và dùng nắp đậy lại.
Chọn đất nuôi bọ ngựa
Nên lựa chọn đất tơi xốp khoảng 5 – 7cm như mùn dừa, rêu than bùn, đất bầu, phân trùn quế… Bọ ngựa rất thích leo trèo nên thêm các cành cây, gậy, cọc nhỏ trong chuồng để là nơi ẩn nấp cho bọ ngựa.
Bọ ngựa được nuôi từ ấu trùng thì cần chú ý giữ độ ẩm từ 24 độ C thì bọ ngựa phát triển nhanh chóng.
Chế độ dinh dưỡng của bọ ngựa
Mỗi giai đoạn phát triển của bọ ngựa thì sẽ có những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên chúng thích nhất vẫn là các loại côn trùng nhỏ.
Đối với người nuôi bọ ngựa làm cảnh thì hãy cho bọ ngựa ăn các loài côn trùng như: sâu tơ nhỏ, bọ gạo, ấu trùng ruồi, loài sâu.
Lưu ý: Bọ ngựa không ăn côn trùng đã chết; không nên cho bọ ngựa ăn dế cơm vì dế có thể khiến chúng bị bệnh. Ngoài ra, cần loại bỏ các vụn thức ăn còn thừa mà bọ ngựa để lại như cánh, chân, bộ phận cứng, dai để giảm thiểu căng thẳng cho chúng.
Như vậy bạn đã biết được bọ ngựa ăn gì để sống rồi đúng không nào? Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài côn trùng này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!