Bón lót là gì? Hướng dẫn bón lót cho cây ăn quả, rau và lúa

Ngoài bón thúc, bón lót cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Vậy bón lót là gì? Bón lót nhằm mục đích gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân này nhé!

Bón lót là gì?

Bón lót là kỹ thuật bón phân trước khi gieo trồng để kịp thời cung cấp nguồn “thức ăn” cho cây trồng. Mục đích của bón lót là giúp các khoáng chất khó phân hủy trong phân có đủ thời gian để tan rã, giúp thực vật hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.

Bón lót là kỹ thuật bón phân quan trọng trong canh tác nông nghiệp
Bón lót là kỹ thuật bón phân quan trọng trong canh tác nông nghiệp

Đối với các loại cây trồng khác nhau sẽ có tần suất bón lót khác nhau. Các loại cây trồng hàng năm như rau, lúa,… thì cách bón lót khá đơn giản, cần được thực hiện một lần trước thời điểm gieo trồng. Trước khi bón lót cần phải cày xới đất cẩn thận và kỹ.

Ngược lại, đối với cây trồng lâu năm như cây ăn quả thân gỗ,… thì kỹ thuật bón lót phức tạp hơn một chút. Cần phải chia thành nhiều thời điểm khác nhau; gồm giai đoạn trước khi gieo trồng, giai đoạn cây ngừng sinh trưởng và cuối cùng là sau khi thu hoạch.

Bón lót tiếng Anh được viết là put down basic fertilizer hoặc basal fertilizing.

Bón lót được thực hiện vào thời gian nào?

Việc bón lót thường được thực hiện trước khi gieo trồng khoảng 1 – 2 tuần. Sau khi xử lý chua bằng vôi khoảng 1 tuần, ta có thể tiến hành bón lót. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm phèn nặng thì nên cho đất nghỉ lâu hơn.

Sau khi bón lót, có thể trồng cây luôn. Tuy nhiên, nên để lớp phân lớp ổn định khoảng 7 – 10 ngày thì mới bắt đầu canh tác.

Bón lót nhằm mục đích gì?

Bón lót là kỹ thuật chăm sóc cây trồng vô cùng cần thiết và quan trọng. Dưới đây là các vai trò bón lót đối với cây trồng:

  • Tăng chất dinh dưỡng cho đất: Thông qua bón lót, đất trồng trở nên phì nhiêu và màu mỡ hơn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất như kali, lân,… giúp cây trồng lớn nhanh, cho năng suất cao.
  • Cân bằng độ chua của đất: Kỹ thuật bón lót được thực hiện trước thời điểm gieo hạt. Điều này giúp cho đất tơi xốp và cải thiện đồ mùn trong đất. Đồng thời giúp đất trồng có độ ẩm thích hợp, không quá ẩm ướt cũng không quá khô.
  • Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cây: Nhờ bón lót, các chất dinh dưỡng được hòa tan sẵn, tạo điều kiện giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng ngay từ đầu.
  • Một số lợi ích khác của bón lót: Tăng độ tơi xốp cho đất, tăng khả năng giữ nước, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh,…
Tăng chất dinh dưỡng cho đất và tạo điều kiện giúp cây trồng hấp thụ tốt nhất
Tăng chất dinh dưỡng cho đất và tạo điều kiện giúp cây trồng hấp thụ tốt nhất

Các loại phân dùng để bón lót

Đặc điểm phân dùng để bón lót là chứa các chất dinh dưỡng hòa tan chậm. Nếu có trộn nhiều loại phân thì nên chọn loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp. Dưới đây là các loại phân phổ biến được dùng để bón lót:

Phân hữu cơ: Bao gồm phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ sinh học/ vi sinh, phân hữu cơ khoáng,… Loại phân này chứa hàm lượng hữu cơ cao nên được ưu tiên sử dụng để bón lót. Tác dụng của phân hữu cơ là bổ sung chất dinh dưỡng, tăng độ tơi xốp cho đất, thúc đẩy khả năng hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất.

Vôi/ hợp chất cải tạo điều hòa pH: Đối với các loại đất phèn chua hoặc đất trồng cây ăn quả lâu năm nên sử dụng vôi bột để điều chỉnh độ pH cho đất.

Phân hóa học: Phân hóa học có chứa thành phần kali, đậm và lân có thể sử dụng để bón lót cho các loại hoa màu ngắn hạn hoặc cây ăn quả.

Phân chuồng là loại phân được nhiều bà con dùng để bón lót nhất
Phân chuồng là loại phân được nhiều bà con dùng để bón lót nhất

Liều lượng bón lót

Kỹ thuật bón lót cho cây lúa, cây ăn quả hay rau,… cần phải đáp ứng yếu tố vừa và đủ. Tùy theo loại phân bón, mùa vụ, tính chất đất, loại cây trồng,… mà ta sử dụng lượng phân bón cho phù hợp.

Đối với loại đất giàu mùn, có thành phần cơ giới nặng có thể bón với lượng lớn. Ngược lại, đối với đất nghèo mùn, thành phần cơ giới nhẹ nên bón với liều lượng nhỏ. Bởi nếu bón với hàm lượng lớn có thể xảy ra hiện tượng rửa trôi, làm mất chất dinh dưỡng.

Các loại phân bón được khuyến khích dùng bón lót nhiều nhất là phân lân, phân chuồng, phân xanh, phân rác,.. và một phần phần hóa học dễ tan (kali, đạm).

Một số cách bón lót phổ biến

Cách bón lót cho cây ăn quả, lúa, rau hay bất kỳ cây hoa màu nào khác khá giống nhau. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn quy trình bón lót cho cây dưới đây:

Cách 1: Bón vãi

Theo phương pháp này, bà con chỉ cần rải đều lượng phân cần bón lên mảnh đất sắp gieo trồng là được. Trước khi vãi phân, nên cày bừa đất thật sâu và kỹ để phân bón có thể vùi sâu vào đất.

Cách 2: Bón hàng

Trước tiên, rải đều lượng phân bón lên khu vực đất trước khi gieo trồng. Sau đó, phù một lớp đất mỏng lên phần phân đã bón rồi tiến hành gieo trồng như bình thường.

Bón lót theo hàng
Bón lót theo hàng

Cách 3: Bón gốc

Phương pháp này áp dụng khi trồng các loại cây lâu năm. Tiến hành đào một hố sâu, cho phân bón lót vào hố trước khi gieo trồng là được.

Bón lót và bón thúc khác nhau ở điểm nào?

Nội dung

Bón lót

Bón thúc

Thời gian Bón phân vào đất trước thời điểm gieo trồng.  Bón phân trong giai đoạn sinh trưởng của cây. Chú ý đến các mốc quan trọng như: ra lá – đẻ nhánh, ra hoa và đậu quả. 
Mục đích Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây ngay khi mới mọc và mới bén rễ.  Kịp thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong từng thời kỳ, tạo điều kiện để cây phát triển tốt nhất. 

Bảng so sánh bón lót và bón thúc

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về kỹ thuật bón lót là gì và một số kiến thức liên quan. Mong rằng sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về cách bón phân này cũng như lựa chọn loại phân bón lót phù hợp, mang lại hiệu quả canh tác nông nghiệp tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *