Thực vật hạt trần là gì? Ví dụ, Đặc điểm hình thức sinh sản

Thực vật hạt trần – một trong những loài thực vật có khả năng tái tạo chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ. Vậy bạn có biết thực vật hạt trần là gì không? Đặc điểm, vai trò và chu trình sinh sản của nó như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loài thực vật này nhé!

Thực vật hạt trần là gì?

Thực vật hạt trần là gì?

Thực vật hạt trần chính là một nhóm thực vật không có hoa, chứa các hạt có cấu trúc giống như hình nón, không được bao bọc trong quả. Các hạt không được hình thành trong noãn hoặc bên trong quả giống như ở thực vật hạt kín mà nó được tìm thấy trên các lá bắc của nón hoặc các cấu trúc tương tự. Thực vật hạt trần là nhóm thực vật không có hoa.

Thực vật hạt trần
Thực vật hạt trần

Trong các hệ thống phân loại cũ thì thực vật hạt trần được coi là một nhóm “tự nhiên”. Tuy nhiên, các phát hiện hóa thạch đã chỉ ra rằng thực vật hạt kín được tiến hóa từ tổ tiên của thực vật hạt trần. Điều này làm cho thực vật hạt trần trở thành một nhóm cận ngành nếu bao gồm tất cả các đơn vị phân loại đã tuyệt chủng.

Các mô tả theo nhánh hiện đại chỉ chấp nhận các đơn vị phân loại đơn ngành, có thể truy ngược về một tổ tiên chung và bao gồm tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung đó.

Vì vậy trong khi thuật ngữ thực vật hạt trần vẫn được sử dụng rộng rãi cho các loại thực vật có hạt khác với thực vật hạt kín thì các thực vật từng được coi là hạt trần thường được gọi là thực vật hạt trần. Thông thường sẽ được sắp xếp lại thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ có cấp bậc tương đương với đơn vị ngành trong phạm vị giới thực vật. Các nhóm này đó là: thông, bạch quả, tuế, dây gắm, ma hoàng…

Đặc điểm của thực vật hạt trần là gì?

Đặc điểm cấu tạo chung của thực vật hạt trần như sau:

Cấu tạo của thực vật hạt trần
Cấu tạo của thực vật hạt trần

Cơ quan sinh dưỡng:

– Thân gỗ, cành màu nâu xù xì (cành có sẹo lá rụng).

– Lá nhỏ hình kim, mọc 2 – 3 cái trên một nhánh rất ngắn, bên ngoài có vảy màu nâu.

– Cơ quan sinh dưỡng ít đa dạng và ít tiến hóa.

Cơ quan sinh sản:

– Nón đực: Nhỏ, có màu vàng và mọc thành cụm. Các vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.

– Nón cái: Lớn, có màu nâu và mọc đơn lẻ. Các vảy (lá noãn) mang 2 noãn. Nón không có bầu chứa noãn nên không thể coi là một bông hoa.

– Hạt nằm lộ ra trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần.

Chu trình sinh sản của thực vật hạt trần

Chu trình sinh sản của thực vật hạt trần
Chu trình sinh sản của thực vật hạt trần

Thực vật hạt trần là dị bào tử, chúng tạo ra các tiểu bào tử được phát triển thành hạt phấn hoa và các đại bào tử được giữ lại trong noãn.

Sau khi thụ phấn (sự kết hợp giữa tiểu bào tử và đại bào tử) thì một phôi được tạo ra. Cùng với các tế bào khác tạo nên noãn, nó phát triển thành hạt. Hạt là thể bào tử ở trạng thái nghỉ.

Vai trò của cây hạt trần trong đời sống sản xuất

Với số lượng không nhiều và thường chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định nhưng các cây hạt trần lại mang đến rất nhiều giá trị khác nhau nhằm phục vụ cho đời sống của con người như: giá trị về kinh tế, sinh thái, thương mại, bảo tồn và văn hóa xã hội. Cây hạt trần cung cấp một lượng gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu sản xuất của con người. Một số loại cây hạt trần có giá trị sử dụng cao trong ngành xây dựng và xuất nhập khẩu như hoàng đàn, Pơ mu,…

Hoàng đàn - cây hạt trần có giá trị kinh tế cao
Hoàng đàn – cây hạt trần có giá trị kinh tế cao

Các loại cây hạt trần có giá trị thực tiễn như:

– Cho gỗ tốt và thơm: thông đỏ, hoàng đàn…

– Làm cảnh vì có dáng đẹp: bách tán, trắc diệp…

– Làm đồ mỹ nghệ: kim giao…

Ngoài ra thì còn một số loại cây thuộc họ hạt trần được coi là hóa thạch sống trên trái đất như thông nước, thủy tùng – đây là loài cây đặc hữu tại Việt Nam.

Tại nước ta thì các loài cây hạt trần tự nhiên đang bị đe dọa ở mức độ nhất đinh. Đa phần là các loài cây cho gỗ quý, thích hợp trong ngành xây dựng, sản xuất sản phẩm mỹ nghệ. Bên cạnh đó thì còn một số loài được sử dụng làm hương liệu và có dược tính được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại cũng đang bị khai thác một cách trái phép.

Thực vật hạt trần trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới thì thực vật bậc cao có khoảng 250.000 loài, trong đó thì cây hạt trần chiếm khoảng 600 loài.

A.L Takhtajan đã hoàn thiện hệ thống phân loại thực vật hạt kín và thực vật hạt trần thông qua các tài liệu được công bố vào các năm 1950, 1954, 1966, 1980, 1983, 1897, 1997. Ông đã phân loại cây hạt trần thành 10 họ, 6 lớp và các phân lớp.

Bên cạnh đó, Kubitzki vào năm 1990 đã công bố hệ thống phân loại cây hạt trần mới thành 4 lớp, 8 họ.

Rừng thông Đà Lạt
Rừng thông Đà Lạt

Hiện nay có tới hơn 200 loại cây hạt trần đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới. Mối đe dọa thường gặp đó là việc khai thác gỗ và các sản phẩm khác quá mức, nạn phá rừng, đốt rừng để lấy đất trồng trọt, phá rừng làm bãi chăn nuôi gia súc hay làm nơi sinh sống của con người.

Tại Việt Nam thì có 29 loại cây hạt trần, chiếm khoảng 5% tổng số các loài cây hạt trần trên thế giới. Mặc dù nó chỉ chiếm khoảng 5% các cây hạt trần đã được phát hiện trên thế giới nhưng nó lại chiếm tới 26% trong số các chi và 5 trong số 8 họ cây hạt trần đã được tìm thấy ở nước ta.

Các loài thực vật này thường được sắp xếp lại thành 4 nhóm, đó là:

– Pinophyta: Thông

– Ginkgophyta: Bạch quả

– Cycadophyta: Tuế

– Gnetophyta: Ephedra (ma hoàng), Gnetum (Dây gắm), Welwitschia (hai lá).

Như vậy bạn đã hiểu được thực vật hạt trần là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài thực vật này để phục vụ trong quá trình học tập và nghiên cứu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *