Bên cạnh danh từ, động từ thì tính từ là loại từ đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt câu, góp phần tạo nên sự phong phú của tiếng Việt. Vậy tính từ là gì? Có những loại tính từ nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nó.
Contents
Tính từ là gì?
Tính từ trong tiếng Việt
Tính từ là những từ được dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động hay trạng thái… nào đó. Như vậy, thông qua tính từ người đọc có thể dễ dàng hình dung ra được những đặc điểm cũng như tính chất, trạng thái của đối tượng đang được nói đến.

Tính từ là từ loại có khả năng giúp cho câu văn trở nên gợi hình và gợi cảm hơn rất nhiều.
Ví dụ: vàng, xanh, tím, dài, ngắn…
Xem thêm:
- Đại từ là gì? Các loại đại từ trong tiếng Việt, ví dụ
- Ngưu tầm ngưu mã tầm mã nghĩa là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa
- Điển tích Tái Ông thất mã là gì? Ý nghĩa, bài học
Tính từ trong tiếng Anh
Tính từ trong tiếng Anh được gọi là “Adjective” và thường được viết tắt là “adj”. Đây là những từ được dùng để miêu tả đặc tính, đặc điểm, tính cách của sự vật, hiện tượng. Tính từ trong tiếng Anh có vai trò bổ trợ cho danh từ.

Ví dụ: difficult (khó), pretty (đẹp), ugly (xấu)…
Phân loại tính từ là gì?

Tính từ chỉ đặc điểm
Đây là loại tính từ dùng để mô tả nét đặc trưng riêng của sự vật hay hiện tượng nào đó. Đặc điểm là nét riêng biệt vốn có của một một sự vật chẳng hạn như con người, con vật, đồ vật, cây cối…. Bằng cách mô tả này người nghe có thể dễ dàng hình dung được sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị cũng như các đặc điểm khác. Đó là các đặc điểm:
– Đặc điểm bên ngoài: Nét riêng biệt của một sự vật hay hiện tượng được nhận biết thông qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác… về màu sắc, hình dáng, âm thanh.
Ví dụ: cao, thấp, rộng, nhỏ, xanh, tím, nâu…
– Đặc điểm bên trong (hay còn được gọi là tính từ chỉ tính chất): Là những nét riêng biệt về đặc điểm mà bên cạnh việc quan sát thì chúng ta cần phải suy luận, khái quát… thì mới có thể nhận biết được. Đó chính là các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người, độ bền hay giá trị của một đồ vật…
Ví dụ: tốt, xấu, hiên, ngoan, hư…
Tính từ chỉ trạng thái
Trạng thái chính là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Vì vậy mà tính từ chỉ trạng thái là tính từ nêu rõ nhất về tất cả các trạng thái của con người, sự vật hay hiện tượng.
Ví dụ: vui, buồn, ồn ào, đau, yếu, yên tĩnh…
Tính từ chỉ mức độ
Đây là các từ ngữ thể hiện mức độ diễn ra của một hành động hay sự việc nào đó trong câu. Ví dụ: nhanh, xa, chậm, lề mề, gần…
Tính từ tự thân
Đây là những từ ngữ biểu thị được màu sắc, quy mô, phẩm chất, hình dáng hay âm thanh, mức độ…. của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:
– Tính từ chỉ mùi vị như: ngọt, thối, mặn, nhạt, bùi, cay, đắng, thơm, chua, tanh, nồng, chát…
– Tính từ chỉ màu sắc như: đỏ, nâu, vàng, cam, đen, lục, chàm, tím…
– Tính từ chỉ âm thanh: lao xao, thánh thót, lác đác, trong trẻo, ồn ào, trầm bổng…
– Tính từ chỉ kích thước: mỏng, dài, dày, ngắn, rộng, cao, hẹp, thấp…
– Tính từ chỉ lượng: sầm uất, nặng, nhẹ, vắng vẻ, đông đúc, hiu quạnh…
– Tính từ chỉ hình dáng: cong, tròn, méo, thẳng, vuông…
– Tính từ chỉ phẩm chất của con người: Tốt, xấu, nhỏ mọn, kiên cường, nhút nhát, hòa đồng, hèn mọn, thân thiện…
Tính từ không tự thân
Tính từ không tự thân ở đây là những từ không phải tính từ mà nó là từ thuộc từ loại khác. Nó có thể là danh từ, động từ được chuyển loại và sử dụng giống như tính từ.
Những tính từ không tự thân sẽ được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc các nhóm từ loại khác. Chính vì vậy mà ý nghĩa của tính từ này cũng chỉ được xác định khi chúng ta đặt nó vào mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc là trong câu. Nếu như chúng được tách ra khỏi mối quan hệ đó thì chúng sẽ không được coi là tính từ mà sẽ thuộc từ loại khác.
Ví dụ: Rất Quang Dũng – được dùng để nói về phong cách nghệ thuật mang tính đặc trưng của một người có tên là Quang Dũng.
Chức năng của tính từ là gì?
Thông thường thì tính từ được kết hợp cùng với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa về mặt tính chất, đặc điểm cũng như mức độ cho câu. Trong câu thì tính từ có các chức năng chính như sau:

- Tính từ làm vị ngữ trong câu và bổ sung nghĩa cho danh từ
Chức năng bổ nghĩa cho danh từ chính là một trong những chức năng quan trọng nhất và cơ bản nhất của tính từ. Nó giúp cho người đọc và người nghe có thể hiểu rõ hơn về sự vật, sự việc đang được nói đến.
Ví dụ: “Quyển sách này rất thú vị” thì tính từ “thú vị” được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ “quyển sách”.
- Tính từ làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu
Khi sử dụng làm chủ ngữ thì tính từ sẽ đứng ở vị trí đầu câu. Vậy sau tính từ là gì? Trong trường hợp này thì sau tính từ chính là vị ngữ của câu.
Ví dụ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là những phẩm chất quan trọng con người”. Trong câu này thì cụm tính từ “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi có liên quan đến tính từ là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại từ này và sử dụng chúng sao cho phù hợp nhất nhé!