Ngưu tầm ngưu mã tầm mã nghĩa là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

“Ngưu tầm ngưu mã tầm mã” được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Vậy ý nghĩa câu thành ngữ này là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của kienthucmaymoc.com để hiểu rõ hơn nhé!

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã là gì?

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã là một câu thành ngữ Hán Việt. Tương tự như nhiều câu ca dao hay tục ngữ Việt Nam khác, câu thành ngữ này cũng mang 2 lớp nghĩa khác nhau. Đó là:

Nghĩa đen

Theo nghĩa Hán Việt, “ngưu” có nghĩa là “trâu”, “mã” có nghĩa là “ngựa”, “tầm” có nghĩa là “tìm”. Ý nghĩa đầy đủ của câu nói này là “trâu sẽ tìm đến trâu, ngựa sẽ tìm đến ngựa”. Điều này cũng rất phù hợp với quy luật tự nhiên “vật dĩ phân quần”, loài nào sẽ tìm loài đấy. Thông thường, loài vật sống theo bầy đàn, có tập tính giống nhau nên chúng thường đi cùng nhau để kiếm ăn, về chuồng,…

 Hình ảnh ngưu tầm ngưu mã tầm mã
Hình ảnh ngưu tầm ngưu mã tầm mã

Nghĩa bóng

Từ nghĩa gốc trên, ta có thể mở rộng phạm vi như sau: Những người có chung tính cách, chung sở thích hay chí hướng thường dễ dàng kết bạn và chơi với nhau. Hay nói cách khác, những người có cùng tần số thường “hút” nhau.

Ví dụ, ngưu tầm ngưu mã tầm mã trong tình yêu; thường những người giàu có, tài giỏi và xinh đẹp luôn yêu nhau. Còn câu chuyện lọ lem mà cưới hoàng tử thì cũng có nhưng rất ít.

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã tiếng Anh là Birds of a feather flock together. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã tiếng Trung là 臭味相投, có nghĩa là “xúi vị tương dầu”. Tức là những người có nhân cách xấu thường sẽ sum họp, tụ tập lại với nhau.

Lý giải nguồn gốc ngưu tầm ngưu mã tầm mã là gì?

Câu thành ngữ “ngưu tầm ngưu mã tầm mã” được bắt nguồn từ cuốn sách “Tả nguyện” (viết khoảng năm 722 – 468 TCN) của Trung Quốc. Nội dung cuốn sách kể về danh tiếng Ngô Khởi.

Ngô Khởi là đệ tử của Khúc Ban – học trò cưng của Khổng Tử. Trong một lần chinh chiến, con ngựa của ông bị tuột dây và chạy lạc vào bầy trâu rừng. Vì khác giống loài nên bày trâu đã xúm lại và húc con ngựa tơi bời. Khó khăn lắm con ngựa mới thoát khỏi và chạy đến đàn ngựa được thả rông trên bãi cỏ. Không chỉ vậy, chú ngựa còn được bác tiều phù mang về chăm sóc và cuối cùng là tìm được chủ nhân (Ngô Khởi).

Lý giải nguồn gốc của câu thành ngữ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”
Lý giải nguồn gốc của câu thành ngữ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”

Câu chuyện trên phần nào đã thể hiện quan điểm “vật tụ theo loài”. Những con vật cùng loài, cùng đặc tính sẽ hội tụ với nhau. Ngược lại, nếu không cùng loài thì khả năng mâu thuẫn, đấu đá nhau rất cao. Giống như trong câu chuyện, khi gặp bầy trâu rừng (khác loài), con ngựa đã bị cả bầy trâu đánh túi bụi. Nhưng khi tìm đến bầy ngựa, nó được đối xử bình đẳng như những con ngựa khác trong bầy.

Theo thời gian, câu thành ngữ của Trung Quốc này được du nhập vào Việt Nam và sử dụng phổ biến tại nước ta.

Bài học rút ra từ câu tục ngữ ngưu tầm ngưu, mã tầm mã

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã được đúc kết từ chính hiện thực cuộc sống. Thông qua hình ảnh vật tụ theo loài, cha ông ta muốn khuyên bảo chúng ta về cách ăn ở để tránh môi trường độc hại. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, thận trọng trước khi kết bạn với người khác. Hãy chơi và kết bạn với những người có tính cách vui vẻ, hòa đồng và suy nghĩ tích cực. Đồng thời tránh xa những người bạn tiêu cực, luôn ganh ghét hay đố kỵ với người khác.

Khi chơi cùng với những người bạn tốt, ta cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn năng lượng tích cực do họ tỏa ra. Chúng ta sẽ trở nên vui vẻ, suy nghĩ lạc quan và tích cực hơn. Ngược lại, khi chơi cùng những người bạn xấu, nếu không có sự tự chủ thì ta rất dễ bị “đồng hóa”.

Bàn luận về ngưu tầm ngưu mã tầm mã

“Ngưu tầm ngưu mã tầm mã” mang hàm ý lưỡng phân, tức là vừa tốt lại vừa xấu. Tuy nhiên, hầu hết người Việt Nam lại gán cho chúng ý nghĩa tiêu cực. Tức là những kẻ xấu thường tìm đến kẻ xấu để tụ tập, giao lưu, làm những điều mờ ám. Bởi nhiều người quan niệm rằng trâu và ngựa đều là những sinh vật thấp kém; phải kéo thồ hàng hóa, cày cuốc cho người nông dân.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp đều đúng. Như câu ca dao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”; dù sống ở ở nơi dơ bẩn nhưng hoa sen vẫn phát triển tốt với ngoại hình vô cùng bắt mắt. Không chỉ vậy, sen còn tỏa mùi hương thơm ngát.

Vì vậy, chúng ta không nên đổ lỗi hoàn toàn cho hoàn cảnh. Đừng lấy hoàn cảnh để bao biện cho sai lầm của bản thân. Hoàn cảnh có thể tác động một phần đến cuộc sống của chúng ta nhưng không phải tất cả. Bạn còn trẻ, bạn mong muốn bản thân mình trở thành thế nào do chính bạn quyết định.

Không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất kỳ ai
Không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất kỳ ai

Đồng nghĩa với ngưu tầm ngưu mã tầm mã là gì?

Chúng ta có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ mang hàm ý tương tự như câu thành ngữ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Đó là:

  • Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
  • Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
  • No mất ngon, giận bớt khôn.
  • Xa mỏi chân, gần mỏi miệng
  • Nhàn cư vi bất tiện.
  • Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
  • No nên bụt, đói nên ma.
  • Nhập gia tùy tục.

Mong rằng qua bài viết chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ngưu tầm ngưu mã tầm mã nghĩa là gì. Hy vọng trong cuộc sống, mỗi người chúng ta sẽ tìm cho mình một người bạn tốt, một người vợ/ chồng cùng chí hướng để cùng nhau đi lên và phát triển hơn trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *