Bón thúc là gì? Quy trình, kỹ thuật bón thúc cho lúa, cây ăn quả

Bón thúc là một trong những kỹ thuật bón phân quan trọng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển. Vậy bón thúc là gì? Bón thúc có tác dụng gì? Đâu là thời gian bón thúc hợp lý? Những chia sẻ dưới đây của kienthucmaymoc.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nhé!

Bón thúc là gì công nghệ 7?

Bón thúc là kỹ thuật bón phân nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ đang sinh trưởng như ra lá, tạo củ, đẻ nhánh,… Đảm bảo cho cây trồng phát triển thuận lợi, cho chất lượng tốt và nâng cao năng suất.

Việc bón thúc được áp dụng trong một số giai đoạn nhất định. Chọn đúng loại phân bón để cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Đồng thời, giúp hạn chế sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lớn.

Bón thúc tiếng Anh là top dressing hoặc apply additional fertilizer,…

Đây là cách bón phân trong thời kỳ cây đang phát triển
Đây là cách bón phân trong thời kỳ cây đang phát triển

Bón thúc có tác dụng gì? Bón thúc vào thời gian nào?

Từ khái niệm bón thúc là gì có thể thấy được tầm quan trọng của kỹ thuật bón phân này đối với cây trồng. Tuy nhiên, tác dụng cụ thể của chúng như thế nào còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của cây trồng. Đó là:

Bón thúc vào thời kỳ phát triển của cây

Giai đoạn sinh trưởng là thời kỳ cây bắt đầu lớn nhanh, đẻ nhánh, ra lá và phân cánh. Lúc này, kỹ thuật bón thúc cho cây có tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cây khỏe mạnh và lớn nhanh, hạn chế sâu bệnh.

Các loại phân bón được sử dụng nhiều nhất là phân lân, đạm hoặc kali. Ngoài ra, ta có thể sử dụng hỗn hợp phân bón NPK có hàm lượng kali + lân vừa phải, hàm lượng đạm cao.

Một số gợi ý phân bón thúc trong thời kỳ sinh trưởng của cây trồng cho bà con: Đạm Urê, Đạm SA, NPK 25-10-10, NPK 30-10-10, NPK 19-9-19,...

Bón thúc vào thời kỳ ra nụ, thúc hoa

Giai đoạn ra nụ và thúc hoa là một đáp án giúp bạn giải đáp câu hỏi bón thúc vào thời gian nào. Kế tiếp thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần được bón thúc vào thời điểm ra hoa để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để ra hoa đồng loạt và đều. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các loại cây ăn quả hoặc cây lấy hạt bởi tỷ lệ ra hoa càng nhiều thì đậu quả càng cao. Nhờ đó mà năng suất cây trồng tăng lên nhanh chóng.

Thời điểm tốt nhất để bón thúc cho giai đoạn này là trước khi cây ra hoa khoảng 25 – 30 ngày tùy theo từng loại cây.

Bón thúc khi cây ra hoa để tăng tỷ lệ đậu quả/ hạt
Bón thúc khi cây ra hoa để tăng tỷ lệ đậu quả/ hạt

Bón thúc vào giai đoạn cây ra quả

Cuối cùng, ta cần phải bón thúc vào giai đoạn sau khi cây đậu quả để kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng để nuôi quả, gia tăng sản lượng và chất lượng. Đối với các loài cây khác nhau sẽ có thời điểm bón thúc khác nhau. Vì vậy, cần phải hiểu rõ đặc tính của cây trồng trước khi bón:

  • Đối với các loại cây lấy quả như bí, cà chua, dưa chuột,… nên bón thúc sau khoảng 45 ngày từ lúc trồng.
  • Đối với cây ăn quả thân gỗ nên bón thúc sau khoảng 30 – 45 ngày sau khi đậu quả.
  • Đối với cây lấy củ nên bón thúc 2 lần: Lần 1 khoảng 25 – 30 ngày sau khi trồng và lần 2 khoảng 50 – 60 ngày sau khi trồng.
  • Đối với giai đoạn phát triển này của cây trồng, nên ưu tiên lựa chọn các loại phân bón có hàm lượng kali và đạm cao.

Ngoài ra, trong quá trình bón thúc cho cây trồng, cần phải bổ sung các loại phân chứa hàm lượng chất dinh dưỡng trung lượng (Si, S, Mg, Ca,..); vi lượng (Zn, Cu, Bo, Fe,..) để cây trồng phát triển tối ưu.

Hướng dẫn bón thúc cho cây trồng đúng kĩ thuật

Hiện nay, ta có các cách bón thúc cho cây như sau:

Bón theo hốc

Đây là phương pháp bón phân cực kỳ đơn giản và được nhiều người áp dụng. Khi bón theo hốc, cần đào xung quanh gốc cây để bón phân rồi lấp đất lên trên.

Với phương pháp này, các cây trồng sẽ được cung cấp lượng phân bón đầy đủ và đồng đều. Tuy nhiên, phân bón khi tiếp xúc với đất có thể chuyển hóa thành các hợp chất khó tan. Vì vậy, cây trồng khó có thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng từ phân bón.

Cách bón thúc theo hốc cho cây bưởi và một số cây ăn quả tán rộng khác
Cách bón thúc theo hốc cho cây bưởi và một số cây ăn quả tán rộng khác

Bón thúc theo hàng/ đào rãnh

Theo kỹ thuật này, bạn chỉ cần đào các rãnh dọc theo hàng cây trồng với độ sâu khoảng 10cm và rộng khoảng 5 – 10cm. Sau đó, rải phân đều lên rãnh rồi dùng đất lấp lại.

Ưu điểm của bón thúc theo hàng là sự thuận tiện, không mất thời gian và công sức. Tuy nhiên, do phân tập trung ở một chỗ nên có thể dẫn đến tình trạng khó chuyển hóa khiến cây trồng khó khăn trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bón vãi

Đây là một trong những cách bón thúc cho cây trồng cũng khá phổ biến. Ưu điểm của bón vãi là đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. Chỉ cần rải đều phân lên mặt đất, nhất là các khu vực quanh gốc cây là được.

Hạn chế của phương pháp này là phân bón không được phân bố đồng đều hoặc không đúng vị trí rễ cây nếu không quen với thao tác bón phân. Điều này khiến cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, lãng phí phân. Ngoài ra, ta cần giữ mất luôn ẩm ướt khi bón để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bón vãi cho lúa
Bón vãi cho lúa

Chi tiết cách bón thúc cho một số loại cây trồng

Cách bón thúc cho cây ăn quả

Bón thúc cho cây ăn quả như thế nào? Vào thời điểm nào là tốt? Tùy theo chu trình ra hoa và kết quả của các loại cây trồng khác nhau mà có kế hoạch và quy trình bón thúc cho cây ăn quả phù hợp:

  • Trước khi cây ra hoa: Cung cấp chất dinh dưỡng để tăng số lượng hoa, đảm bảo hoa ra đồng đều.
  • Sau khi đậu quả: Bổ sung chất dinh dưỡng để nuôi quả phát triển, đạt chất lượng và số lượng như mong muốn.
  • Sau khi thu hoạch: Kích thích cây phát triển thêm cành mới, ra rễ mới để thay thế cho những bộ phận cũ, không còn khả năng phát triển.

Cách bón thúc cho rau

Hầu hết các loại rau xanh đều là cây ngắn ngày. Vì vậy, ta có thể tiến hành bón thúc 3 lần như sau:

  • Lần đầu: Sau khoảng 8 – 10 ngày gieo trồng, cây ra 2 – 3 cặp lá thật. Bón thúc vào giai đoạn này có tác dụng giúp tăng tốc độ phát triển của cây trồng.
  • Lần 2: Sau khi trồng khoảng 22 – 25 ngày để cây ra hoa.
  • Lần 3: Sau khoảng 40 – 45 ngày trồng đối với các loại cây thu hoạch quả/củ như dưa chuột, cà chua, ớt,…
Bón thúc cho cây cà chua
Bón thúc cho cây cà chua

Vậy bón thúc cho rau bằng những cách nào? Bạn có thể lựa chọn các phương pháp bón vãi, bón hốc hoặc hàng tùy theo từng loại cây. Ví dụ, đối với các loại cây lấy củ/ quả như cà chua, su hào, bắp cải,… có thể bón hốc hoặc bón hàng. Đối với các loại rau có mật độ trồng dày như cải ngọt, cải canh,… có thể bón vãi.

Cách bón thúc cho lúa

Việt Nam là đất nước nước nông nghiệp với cây lương thực chính là cây lúa. Vì vậy, quy trình, thời gian hay các giai đoạn bón thúc cho lúa luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Thông thường, bón thúc thường được người nông dân áp dụng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, khoảng 18 – 22 ngày sau khi gieo cấy. Trong thời kỳ này, lúa cần nhiều đạm và lân để đẻ nhánh nhiều và sinh trưởng.

Ngoài bón thúc, người nông dân con áp dụng kỹ thuật bón lót (sau khoảng 7 – 10 ngày gieo trồng) và bón đón đòng để cho năng suất lúa cao nhất.

Trên đây là bài viết giải thích bón thúc là gì và một số thông tin liên quan. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân này để chăm sóc cây trồng tốt nhất, cho mùa màng đạt năng suất như mong muốn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *