Đơn thương độc mã là gì? Đơn thương độc mã hay đơn phương độc mã thì đúng?

Chúng ta thường nghe nhiều đến câu thành ngữ “đơn thương độc mã” trong các bộ phim kiếm hiệp Trung Quốc. Vậy đơn thương độc mã là gì? Những kiến thức dưới đây của kienthucmaymoc.com sẽ giúp bạn hiểu rõ!

Đơn thương độc mã nghĩa là gì?

Để hiểu rõ và chính xác ý nghĩa đơn thương độc mã là gì, trước tiên ta sẽ cắt nghĩa từng từ cấu thành. Cụ thể như sau:

  • Đơn: Có nghĩa là đơn độc, cô độc, một mình lẻ bóng
  • Thương: Là cây thường được dùng trên chiến trường xưa. Đây là vũ khí tối thiểu mà binh lính cần có khi tham gia chiến trường.
  • Độc: Chỉ có một mình
  • Mã: Con ngựa
Hình ảnh đơn thương độc mã
Hình ảnh đơn thương độc mã

Nghĩa đen của “đơn thương độc mã” là chỉ có một cây thương và một con ngựa. Nghĩa bóng (nghĩa chuyển) có thể hiểu là sự đơn độc, cô độc, không người giúp đỡ, không có bạn đồng hành trên con đường chinh phục mục tiêu.

Trong văn học, thành ngữ “đơn thương độc mã” được dùng để chỉ những người sống trong hoàn cảnh cô đơn, đơn độc, chỉ có một hình nhưng vẫn rất kiêu hãnh, bản lĩnh và luôn ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh.

Đơn thương độc mã có nguồn gốc từ đâu?

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong văn học nhưng ít người biết “đơn thương độc mã” có nguồn gốc từ Trung Quốc, cụ thể là tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”. Nó xuất pháp từ điển tích gắn liền với mãnh tướng Triệu Vân (tên thật là Triệu Tử long) phá tan vòng vây Đương Dương để cứu con cho Lưu Bị. Khi đó, Triệu Vân chỉ có một mình với một con ngựa và một cây thương bên mình.

Sau khi “Tam quốc diễn nghĩa” ra đời, thành ngữ “đơn thương độc mã” nổi tiếng và ảnh hưởng đến rất nhiều tác phẩm văn học về sau. Trong đó, phải kể đến các tác phẩm truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung.

Đơn thương độc mã tiếng Trung được viết là “单枪独马” (phiên âm: Dān qiāng dú mǎ).

Câu thành ngữ gắn liền với điển tích về mãnh tướng Triệu Vân
Câu thành ngữ gắn liền với điển tích về mãnh tướng Triệu Vân

Đơn thương độc mã hay đơn phương độc mã đúng?

“Đơn thương độc mã” khi dịch theo nghĩa gốc được hiểu là “một thương một ngựa” nên nhiều người viết thành “đơn phương độc mã”. Đến đây, có một thắc mắc được đặt ra là đâu là cách viết đúng trong hai cách viết trên.

Chưa bàn đến tính đúng sai về nguồn gốc xuất hiện, cả hai cách viết này đều mang ý nghĩa tương đương, chỉ sự lẻ loi và cô độc nhưng cách diễn giải có chút khác biệt.

  • Thương: Là vũ khí để chiến đấu. “Đơn thương độc mã” mang hàm ý chỉ có một ngựa và một vũ khí trong tay, đơn độc trong cuộc chiến.
  • Phương: Có nghĩa là phương hướng, hướng đi. “Đơn phương độc mã” chỉ một mình một ngựa đi theo phương hướng riêng, con đường riêng, không có bạn đồng hành.

Nhìn chung, hai cách viết này hình thành chủ yếu do sự biến âm của 2 từ “thương” và “phương” trong quá trình lưu truyền và sử dụng. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt nên ta có thể chấp nhận cả hai. Tuy nhiên, câu thành ngữ theo đúng nguyên tác phải là “đơn thương độc mã”.

Bàn luận về câu thành ngữ “đơn thương độc mã”

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn mình tìm được người bạn đồng hành để cùng nhau vượt qua thử thách, chông gai và tiến đến thành công. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống rất phũ phàng, không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng kế hoạch mà ta đã dự định.

Đôi lúc, cả hai sẽ xuất hiện mâu thuẫn trong cách suy nghĩ và phương hướng phát triển. Sự bất đồng ấy bị đẩy lên đỉnh điểm, không thể giải quyết khiến cả hai lựa chọn dừng lại. Thất bại trong khi chọn người bạn đồng hành khiến nhiều người e dè hơn trong lần tiếp theo và cuối cùng họ chọn “đơn thương độc mã”.

Một vài quan điểm cá nhân về “đơn thương độc mã”
Một vài quan điểm cá nhân về “đơn thương độc mã”

Sự cô độc ấy có thể khiến bạn phải hứng chịu áp lực, căng thẳng, stress và thậm chí là thất bại gấp nhiều lần. Mỗi khi gặp khó khăn, bạn sẽ phải tự đương đầu một mình, không có người hỗ trợ hay giúp đỡ bên cạnh. Đôi lúc mệt mỏi đến kiệt sức, bạn cũng chỉ biết ngồi một mình và tự tìm cách thoát ra khỏi nó.

“Đơn thương độc mã” có thể đẩy chúng ta đến sự cùng cực nhưng cũng không hẳn là xấu. Chúng giúp ta có thể thoải mái làm điều mình thích mà không phải phụ thuộc hay bị ảnh hưởng bởi người khác. Có thể quá trình ấy khiến ta mệt mỏi đến nhường nào nhưng nó khiến bạn kiên cường hơn, tôi luyện bản thân trở nên bền bỉ và chủ động hơn trong mọi hoàn cảnh.

Đặc biệt, khi sự “đơn thương độc mã” thu được trái ngọt. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và đáng tự hào bởi thành quả ấy là do chính mình tự nỗ lực và cố gắng giành lấy.

Bởi vậy, không có sự đúng hay sai về câu thành ngữ “đơn thương độc mã”. Điều quan trọng là bạn nhìn nhận mọi chuyện và lựa chọn cách giải quyết như thế sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tiềm lực bản thân là được.

Trên đây là bài viết giải thích thân cô thế cô đơn thương độc mã nghĩa là gì và một số ý kiến cá nhân của mình. Nếu bạn đọc có suy nghĩ hay quan điểm khác về câu thành ngữ này thì hãy bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *